Lưu ý khi làm khít phổ bức xạ vật liệu bằng các hàm toán học.
Bài viết này đề cập đến một vấn đề dễ mắc phải khi làm khít phổ bức xạ của vật liệu bằng hàm toán học trong nghiên cứu tính chất quang của vật liệu.
Thông thường khi thu phổ Bức xạ (lấy ví dụ là phổ quang phát quang – photoluminescence spectrum) của một nguyên tố thì đó làm hàm của cường độ bức xạ IPL (Intensity) theo bước sóng (wavelength) như trong Hình 1.
Hình 1. Phổ Phát quang của Eu2+ trong vật liệu Sr3B2O6
Ta biết rằng phổ bức xạ sẽ có dạng phân bố Gauss, do đó, trong một số trường hợp để đánh giá tâm bức xạ thì quá trình làm khít bằng hàm Gauss sẽ đươc sử dụng.
Thông thường, quá trình làm khít hàm Gauss ngay trên phổ bức xạ biểu diễn IPL theo bước sóng. Tuy nhiên điều này là không chuẩn xác, lý do là hàm Gauss là hàm phân bố theo năng lượng. Thứ hai là vị trí cực đại của phổ bức xạ theo năng lượng sẽ không trùng với vị trí cực đại của phổ theo bước sóng khi mà đổi bước sóng sang năng lượng thuần túy. Trên hình 2 là phổ bức xạ Eu2+ trong vật liệu đã Sr3B2O6 khi chuyển sang đơn vị năng lượng cm-1 và các hàm Gauss được làm khít.
Cụ thể, trên hình 1, cực đại của phổ ở bước sóng 574 nm tương đương với 17421 cm-1. Tuy nhiên trên phổ bức xạ theo năng lượng thì vị trí cực đại là 17167 cm-1. Cho nên chúng ta cần lưu ý điều này khi làm khít các phổ phát quang của vật liệu.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: