Mục tiêu của chương.
Sau khi nghiên cứu nội dung kiến thức trong chương, về kiến thức SV biết:
SV hiểu:
Về kĩ năng SV vận dụng:
Giáo dục tình cảm, thái độ:
Bốn chất đầu có tên gọi theo ý muốn của người tìm ra chúng (tên riêng), tuy nhiên, tên này được chấp nhận trong danh pháp quốc tế (IUPAC).
CH4: metan C3H8: propan
C2H6: etan C4H10: butan
Từ C5H12 trở đi tên gọi có quy luật:
Tên các chữ số Hylạp + an
C5H12: pentan C8H18: octan
C6H14: hexan C9H20: nonan
C7H16: heptan C10H22: decan
Đó là tên gọi các chất trong trường hợp mạch C không phân nhánh, khi mạch C phân nhánh tức xuất hiện đồng phân tên gọi của chúng phức tạp hơn.
Để gọi các hydrocacbon không phân nhánh thường thêm tiếp đầu ngữ “n” hoặc không có. Khi hidrocacbon có 2 nhóm metyl ở đầu mạch thì thêm tiếp đầu ngữ “iso”, còn nếu có 3 nhóm metyl ở đầu mạch thì thêm tiếp đầu ngữ “neo”.
Ví dụ:
Để thống nhất người ta đưa ra danh pháp chung gọi là danh pháp IUPAC. Để gọi tên theo danh pháp này người ta thực hiện các bước sau:
- Chọn mạch C dài nhất chứa nhiều nhánh nhất làm mạch chính.
- Đánh số mạch chính: đánh số bắt đầu từ phía gần nhánh hơn và theo quy tắc tổng số chỉ vị trí nhánh là bé nhất.
- Gọi tên:
Vị trí nhánh + tên nhánh + tên mạch chính + an
Chú ý: Khi gọi tên các nhánh gọi theo thứ tự alphabet (nếu có nhiều nhánh khác nhau)
Một số nhánh thường gặp:
- CH3: metyl; - C2H5: etyl; - CH2 - CH2 - CH3: n-propyl; - CH(CH3)2: isopropyl
Ví dụ:
5-etyl-2,3,3,6-tetrametylheptan
4. Tính chất vật lí
Ankan là những chất không màu, ít tan trong nước, tan nhiều trong các dung môi hữu cơ hoặc được dùng làm dung môi hòa tan các chất không phân cực khác.
Bốn chất đầu trong dãy đồng đẳng là chất khí, những ankan có từ 5 – 17 nguyên tử cacbon trong phân tử là chất lỏng, tử 18C trở lên là những chất rắn. Trạng thái tồn tại của ankan còn phụ thuộc vào cấu tạo mạch C, mạch phức tạp thì trạng thái kém ổn định hơn. Ví dụ C5H12 nếu mạch không nhánh hoặc 1 nhánh (n-pentan và isopentan) thì ở thể lỏng còn mạch phức tạp hơn (neopentan) thì ở trạng thái khí.
Nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy tăng dần theo chiều tăng mạch C (chiều tăng khối lượng phân tử). Các đồng phân mạch nhánh có nhiệt độ sôi thấp hơn đồng phân mạch không nhánh, nhiệt độ sôi càng thấp nếu số nhánh càng nhiều và càng gần đầu mạch chính.
Ở điều kiện thường, các ankan kém hoạt động hóa học, chúng không phản ứng với kiềm đặc, axit đặc và các chất ô xi hóa như kali pecmanganat hay bicromat. Do liên kết C – H không phân cực cho nên sự phân cắt liên kết theo kiểu đồng ly. Vì vậy, phản ứng thế SR và phản ứng hủy là những phản ứng đặc trưng quan trọng nhất.
Đây là phản ứng mà các H của ankan được thế dần bởi các tác nhân thế. Quan trọng hơn cả là phản ứng halogen hóa, phản ứng chỉ thực hiện được khi có ánh sáng hoặc ở nhiệt độ cao.
5.1.1. Phản ứng halogen hóa
Phản ứng tổng quát: R – H + X2 → R – X + HX
Phản ứng theo cơ chế gốc, ví dụ cụ thể như sau: CH4 + Cl2 → CH3Cl + HCl
Giai đoạn khơi mào phản ứng:
Giai đoạn phát triển mạch:
Giai đoạn tắt mạch:
Phản ứng sẽ thay thế dần các nguyên tử H trong CH4:
Tuy nhiên, ta không thể khống chế sản phẩm của phản ứng, và sẽ thu được hỗn hợp sản phẩm cho dù ta dùng CH4 nhiều hơn Cl2 rất nhiều.
Đối với các ankan có nhiều vị trí thế khác nhau, sản phẩm thế tạo thành sẽ ưu tiên thế vào vị trí H của C có bậc cao hơn. (xem lại phần 5.7.3.)
*Ví dụ: Hãy viết cơ chế của phản ứng sau:
Khả năng phản ứng còn tùy thuộc vào các Halogen, nói chung, F2 phản ứng quá mạnh có thể gây hủy mạch, I2 phản ứng rất kém nên thường dùng Cl2 và Br2 để tiến hành phản ứng.
5.1.2. Phản ứng nitro hóa
Là phản ứng thế H của ankan bằng gốc *NO2. Phản ứng này cũng giống phản ứng halogen hóa về mặt cơ chế, tuy nhiên, gốc tự do *NO2 xuất hiện do nhiệt độ khoảng 4500C.
HNO3 + HNO3 → 2 *NO2 + H2O
Phản ứng tiếp tục diễn ra như halogen hóa, phản ứng chung như sau:
R – H + HO – NO2 → R – NO2 + H2O
5.2.1. Phản ứng dehydro hóa
Khi cho ankan khí đi qua xúc tác Cr2O3 ở 300-4000C, ankan sẽ mất đi 2H để tạo thành anken (olefin)
Khi nhiệt phân CH4, tuỳ thuộc ở điều kiện phản ứng có thể thu được muội than hoặc axetylen:
Phản ứng tách H2 những ankan có 5 – 7 C trong mạch chính có thể dẫn tới sự đóng vòng hoặc xa hơn nữa là thơm hoá. Thí dụ:
5.2.2. Phản ứng cracking
Cracking là quá trình bẻ gãy mạch C của ankan để tạo ra một hỗn hợp những anken và ankan có mạch C ngắn hơn. Quá trình này xảy ra nhờ tác dụng đơn thuần của nhiệt (500 – 7000C) gọi là crackinh nhiệt, hoặc nhờ chất xúc tác ở nhiệt độ thấp hơn (450 – 5000C) gọi là crackinh xúc tác.
Ví dụ:
5.2.3. Phản ứng oxi hóa
Khi có tia lửa đốt và đủ oxi, ankan có thể cháy hoàn toàn sinh ra CO2, H2O và toả nhiệt mạnh:
Khi đun nóng từ 100 – 1600C với sự có mặt của các chất xúc tác (KMnO4,…) các ankan bị oxi hóa bởi oxi không khí tạo thành các axit. Trong một số trường hợp có thể bẻ gãy mạch cacbon.
Ví dụ:
R – CH2 – CH2 – R’ →[O] R – COOH + R’ - COOH
Quan trọng nhất là phản ứng oxi hóa không hoàn toàn của CH4, tùy vào điều kiện phản ứng mà nó được sử dụng trong công nghiệp để điều chế các chất khác:
*Tổng hợp mêtan từ cacbua nhôm.
Al4C3 + 12H2O → 4Al(OH)3 + 3CH4
Từ axêtat natri (phương pháp kiềm nóng chảy)
CH3COONa + NaOH →CaO CH4 + Na2CO3
Phương pháp này cũng dùng để điều chế C2H6 trong PTN nhưng không dùng để điều chế các ankan cao hơn.
*Tổng hợp Etan và các ankan đối xứng khác: phản ứng Vuyếc.
2CH3 – Cl + 2Na →ête khan C2H6 + 2NaCl
2R – X + 2Na →ête khan R – R + 2NaX
Phản ứng này không thích hợp để điều chế các ankan không đối xứng vì có thể tạo thành hỗn hợp sản phẩm phức tạp.
*Hyđrô hoá anken.
CnH2n + H2 →Ni, t CnH2n+2
Trong tất cả các phương pháp trên đây, phương pháp hyđrô hoá các anken có ý nghĩa nhất vì: phản ứng tiến hành đơn giản (khuấy trộn một anken với hyđrô ở một áp suất vừa phải và một lượng xúc tác nhỏ, ta sẽ thu được một ankan có khung cacbon giống như anken ban đầu). Mặt khác nguồn nguyên liệu anken rẻ, dễ thu nhận bằng nhiều phương pháp khác nhau.
(còn nữa)
» Các tin khác: