1. Tên khoa học
Alliun satium L.
Tên khác: Đại toán (Trung Quốc), Ail (Pháp), Garlic (Anh).
Bộ phận dùng: Thân dò của cây tỏi (Bulbus Allii sativi).
2. Giống tỏi
- Tỏi địa phương: tỏi gié, tỏi trâu trồng nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Các tỉnh Duyên hải miền Trung thường trồng các giống tỏi nhập nội củ to còn gọi là tỏi tây (Nhóm Allium Porrum L.).
- Tỏi trắng: Lá xanh đậm to bản, củ to, đường kính củ 4 - 4,5 cm khi thu hoạch vỏ lụa củ màu trắng. Khả năng bảo quản kém hay bị óp.
- Tỏi tía: lá dày, cứng, màu lá xanh nhạt, củ chắc và cay hơn tỏi trắng. Dọc thân gần củ có màu tía. Khi thu hoạch có màu trắng ngà. Mỗi củ có 10-11 nhánh (tép), đường kính củ 3,5- 4 cm. Giống này có hương vị đặc biệt nên được trồng nhiều hơn giống tỏi trắng.
Năng suất của 2 giống trên đạt trung bình 5-8 tấn củ khô/Ha.
Tính vị: Theo Đông y, tỏi vị cay, tính ôn, hơi độc, vào hai kinh can và vị
3. Mô tả cây
Tỏi là cây nhỏ có “củ” (thân dò) trồng làm gia vị, khắp nơi trên thế giới từ rất xa xưa, những thợ xây dựng Kim tự tháp Gizeh ở Ai Cập đã ăn rất nhiều tỏi.
4. Thu hái, chế biến, để giống
Khi tỏi già, lá bắt đầu vàng úa, thì thu hoạch cắt bỏ phần lá, giữ lại một đoạn thân, phơi khô vài nắng, rồi để khô trong bóng râm là được.
Củ thương phẩm thu hoạch sau khi trồng 125 - 130 ngày lúc lá đã già, gần khô. Nhổ củ, giũ sạch đất bó thành chùm, treo trên dây ở chỗ thoáng để bảo quản. Nếu có nhiều để vào kho, trên giàn nhiều tầng.
Củ giống phải có thời gian sinh trưởng trên 140 ngày. Chọn những củ đường kính 3,5 - 4cm, có 10 - 12 nhánh, không bị bệnh để riêng, bó thành bó nhỏ treo nơi thoáng mát hoặc trên gác bếp.
5. Đặc điểm sinh lý – sinh thái
Xuất xứ của hành tỏi nói chung ở các nước Trung Á. Do vậy tỏi ưa nhiệt độ mát và là cây chịu lạnh. Nhiệt độ cần thiết để cây sinh trưởng và phát triển là 18-20oC để tạo củ cần nhiệt độ 20-22o C. pH thích hợp từ 6 - 6,5. Đất thích hợp là thịt nhẹ tơi xốp giàu mùn. Độ ẩm đất tùy vào giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây, cần ở mức 70-80% cho phát triển tgan lá, 60% cho củ lớn. Thiếu nước, cây phát triển kém, củ nhỏ. Ngược lại, nếu thừa nước cây sẽ phát sinh bệnh thối ướt, thối nhũn, ảnh hưởng tới quá trình bảo quản củ.
Thời vụ:Mùa vụ thích hợp cho tỏi là: trồng vào tháng 9 - 10, thu hoạch củ vào tháng 1 - 2.
- Ở Đồng bằng Sông Hồng: Trồng 25/9-5/10. Thu hoạch 30/1- 5/2.
- Ở Khu vực miền Trung: Trồng tháng 9-10. Thu hoạch tháng 1-2.
6. Kỹ thuật trồng
6.1. Làm đất, trồng củ
Đất trồng tỏi:chọn đất loại thịt nhẹ, tơi xốp, giàu mùn, chân vàn, dễ thoát nước. Sau khi gặt xong lúa mùa sớm, làm đất kỹ và lên luống ngay để tránh gặp mưa muộn. Độ pH thích hợp 6,0-6,5. Nguồn nước không bị ô nhiễm từ các khu công nghiệp, bệnh viện, khu nghĩa trang và phải xa đường quốc lộ.
Đất làm kỹ, lên luống rộng 1,2 - 1,5 m, rãnh rộng 0,3m. Sau khi lên luốn, rạch hàng bốn phân. Mỗi luống trồng 5-6 háng, khoảng cách hàng 20cm.
Tỏi giống chọn những nhánh từ củ chắc, khối lượng củ 12-15 g, có 10-12 nhánh. Mỗi ha cần 1 tấn tỏi giống (370kg/sào). Khoảng cách trồng mỗi nhánh 8-10 cm. Khi trồng xong phủ một lớp rơm rạ băm ngắn lên luống mặt dàu 5cm để giữu ẩm và hạn chế cỏ mọc.
6.2. Bón phân
Phân hữu cơ chỉ dùng loại đã ngâm ủ. Không được dùng phân tươi hoặc nước phân tươi để tưới cho cây. Lượng phân bó như sau:
Loại phân |
Tổng số |
Bón lót |
Bón thúc |
|||||
|
kg/sào |
kg/sào |
kg/sào |
kg/sào |
Đợt 1 |
Đợt2 |
Đợt3 |
Đợt4 |
Phân chuồng |
20.000 |
740 |
20.000 |
740 |
- |
- |
- |
- |
Đạm ure |
300 |
11 |
100 |
3,5 |
2,0 |
2,0 |
2,0 |
1,5 |
Lân supe |
500 |
18,5 |
500 |
18,5 |
- |
- |
- |
- |
Kali sunphat |
240 |
9 |
80 |
3,0 |
1,5 |
1,5 |
1,5 |
1,5 |
6.3. Cách bón
- Bón phân lót đồng thời khi làm đất
- Bón thúc: Bón phân đạm và phân kali còn lại kết hợp với cá đợt xới xáo
6.4. Chăm sóc
Tưới nước đều đến khi cây mọc và khi có 3 - 4 lá thật thì tưới nước vào rãnh, để nước thấm lên dần.
Cả thời gian sinh trưởng tưới 4 - 5 lần. Trước mồi lần tưới rãnh nên kết hợp bón thúc phân hóa học (số đạm và kali còn lại).
6.5. Phòng trừ sâu bệnh
Cây tỏi thường bị các bệnh sau đây:
-Bệnh sương mai (Peronospora destructor Unger.) xuất hiện vào cuối tháng 11 dương lịch, khi có nhiệt độ thấp và độ ẩm không khí cao. Phòng bệnh tốt nhất là trước khi bệnh xuất hiện phun định kỳ dung dịch Boócđô 1% (1 kg phèn xanh + 1 kg vôi cục + 100 lít nước lã) hoặc Zineb 0,3%
Ngoài ra, những ngày có sương nên tưới rửa sương cho cây hoặc rắc tro bếp cũng là biện pháp tốt.
- Bệnh than đen (Urocystis cepula Prost.). Bệnh xuất hiện trên củ, khi củ sắp thu hoạch và cả trong thời kỳ bảo quản. Cách ly những củ bị bệnh. Dùng Zineb 0,3% để phun trừ.
- Tinh dầu: 0,1-0,36% . bao gồm hợp chất sunphua:
+ Allicin: 2- propene -1 – sufinothionic acid S – 2 – propenyl ester(C6H10S2)
CTPT |
C6H10OS2 |
162.28 g/mol |
|
Tỷ trọng |
1.112 g/cm3 |
Điểm chảy |
<25 °C |
Là hoạt chất mạnh nhất và quan trọng nhất của tỏi, nó không hiện diện trong tỏi, tuy nhiên, khi được cắt mỏng hoặc đập dập và dưới sự xúc tác của men anilza, chất allin có sẵn trong tỏi biến thành allicin. Do đó, càng cắt nhỏ hoặc càng đập nát, hoạt tính càng cao. Một ký tỏi có thể cho ra từ 1 - 2g allicin. Allicin dễ biến chất sau khi được sản xuất ra. Càng để lâu, càng mất bớt hoạt tính. Đun nấu sẽ đẩy nhanh quá trình mất chất này. Đun qua lò vi sóng sẽ phá hủy hoàn toàn chất allicin. Allicin là một chất kháng sinh tự nhiên rất mạnh, mạnh hơn cả penicillin.
+ Allyl disulfide: 4 – 5 – dithia – 1,7- octadiene (C6H10S2)
+ Allyl trisulfide: (C6H10S3)
Hoạt chất này không mạnh bằng allicin. Tuy nhiên, sulfide không hư hoại nhanh như allicin và vẫn giữ được dược tính khi nấu. Giống như allicin, càng giã nhỏ càng sinh ra nhiều sulfide, nếu nấu nguyên củ tỏi sẽ không có hiệu lực.
+ Hợp chất khác
* Ajoene :có công hiệu như Aspirin
* 1-propene
* 1-propene, 3,3’-thiobis-sulfide methyl-trans-propenyl-disulfide
* methyl-trans-propenyl-disulfide
* diallyl tetrasulphide
- Cacbonhydrat: 75%
- Protein: 15 - 17%
* peroxdase
* myrosinase
* alliinase
* alliin: (S)-3-(2-Propenylsulfinyl)-L-alanine; C6H11NO3S
* lipid (< 1,2%),
- Vitamin: B1, C, PP, B2
- Chất khoáng: iốt, canxi, phốt pho, magiê; germani và selen
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: