Trung Quốc là một nước đang lên trong khoa học. Điều này thì không ai còn nghi ngờ gì nữa. Hiện nay, đứng về mặt số lượng ấn phẩm khoa học, Trung Quốc đứng hàng thứ 2 (chỉ sau Mĩ). Nhưng câu hỏi đặt ra là bằng cách nào mà họ có một bước “nhảy vọt” có thể nói là ngoạn mục như thế. Câu trả lời ngắn gọn: tiền. Bài viết dưới đây sử dụng lại bài viết của GS. Nguyễn Văn Tuấn (ĐH New South Wales, Úc) |
Bước tiến ngoạn mục
Số liệu của Viện thông tin khoa học (ISI) cho thấy Trung Quốc hiện nay đứng hàng thứ hai trên thế giới về số ấn phẩm khoa học trên các tập san quốc tế (trong số 147 nước có công bố khoa học). Tính từ tháng 1/2001 đến 31/8/2011 (10 năm và 8 tháng), các nhà khoa học Trung Quốc công bố 836,255 bài báo khoa học, chỉ sau Mĩ (3,049,662 bài), nhưng vượt qua Đức (784,316), Nhật (771,548) và Anh (697,763).
Số bài báo và tần số trích dẫn của 10 nước hàng đầu trên thế giới
Nước |
Số bài báo khoa học |
Số lần trích dẫn |
Số trích dẫn trung bình trên mỗi bài báo |
Mĩ |
3,049,662 |
48,862,100 |
16.02 |
Trung Quốc |
836,255 |
5,191,358 |
6.21 |
Đức |
784,316 |
10,518,133 |
13.41 |
Nhật |
771,548 |
8,084,145 |
10.48 |
Anh |
697,763 |
10,508,202 |
15.06 |
Pháp |
557,322 |
7,007,693 |
12.57 |
Canada |
451,588 |
6,019,195 |
13.33 |
Ý |
429,301 |
5,151,675 |
12.00 |
Tây Ban Nha |
339,164 |
3,588,655 |
10.58 |
Úc |
304,160 |
3,681,695 |
12.10 |
Ấn Độ |
293,049 |
1,727,973 |
5.90 |
Nguồn: Esssential Science Indicator của Thomson ISI, số liệu tính từ 2001 đến 8/2011
Tuy đứng hạng 2 sau Mĩ, nhưng số lượng bài báo của Trung Quốc thì chỉ bằng 27% của Mĩ, và cũng không hơn Đức (hạng 3) bao nhiêu.
Về phẩm chất thì có thể nói rằng các công trình của Trung Quốc nhìn chung còn thấp so với mặt bằng thế giới. Mỗi bài báo của Trung Quốc được trích dẫn chỉ 6.21 lần; con số này chỉ cao hơn Ấn Độ (5.90).
Nhưng như đề cập trên, số lượng bài báo của Trung Quốc tăng rất nhanh trong thời gian gần đây. Theo phân tích của các chuyên gia Trung Quốc [1], vào thập niên 1990, mỗi năm Trung Quốc chỉ công bố được 6000 bài báo khoa học. Nhưng đến năm 2008 thì con số này tăng lên 270,924 bài, chiếm 11.5% số bài báo toàn cầu.
Bằng cách nào mà Trung Quốc có một bước tiến ngoạn mục như thế? Theo phân tích của các chuyên gia ngoại quốc, thì câu trả lời là tiền. Trong thời gian 20 năm qua, Trung Quốc đầu tư rất nhiều để thiết lập những trung tâm họ gọi là “Key Laboratories” (nhóm nghiên cứu chính) trên toàn quốc. Chính những nhóm nghiên cứu chủ lực này đã đóng góp cho sự tăng trưởng của số ấn phẩm khoa học của Trung Quốc trong thời gian qua. Ngoài ra, Trung Quốc còn áp dụng một số chính sách / biện pháp chính là thưởng tiền, khuyến khích công bố trên tập san có IF cao, và quốc tế hoá tập san khoa học.
Áp dụng hệ thống đánh giá khoa học của phương Tây.
Ở Trung Quốc ngày nay, các chức danh khoa bảng như giáo sư, phó giáo sư, giảng viên, v.v. đều được đề bạt dựa vào số lượng công trình khoa học trên các tập san thuộc Science Citation Index (SCI), Engineering Index (EI), và Institute of Scientific and Technical Information of Trung Quốc (ISTC).
Ngoài ra, các viện nghiên cứu và đại học có chính sách thưởng tiền cho các nhà khoa học nếu họ công bố công trình trên các tập san vừa đề cập. Số tiền thưởng không phải cố định mà tuỳ thuộc vào chỉ số ảnh hưởng (impact factor – IF). Bài trên các tập san có IF càng cao thì tiền thưởng cũng càng lớn. Chẳng hạn như Trường Đại học Y Quảng Đông có chính sách thưởng cho giáo sư và giảng viên như sau:
Tiền thưởng cho tác giả theo chỉ số IF
Bài báo trên tập san có IF |
Sẽ được thưởng |
<1 |
3000 nhân dân tệ (~480 USD) |
1 đến 2 |
2400 USD |
2 đến 3 |
4000 USD |
3 đến 4 |
5600 USD |
4 đến 5 |
7200 USD |
5 đến 8 |
11,200 USD |
8 đến 10 |
14,400 USD |
10 đến 15 |
20,800 USD |
Nature hayScience |
32,000 USD cho tác giả đầu, và 50% cho tác giả 2, và giảm dần cho tác giả theo thứ tự còn lại. |
Phải nói rằng số tiền thưởng còn cao hơn nhiều so với các nước phương Tây. Ở Viện Garvan (Úc), chỉ có bài báo trên tập san với IF>10 mới được thưởng, và mỗi tác giả cũng chỉ được 1000 USD (còn Trung Quốc thì dám thưởng đến 14,400 USD).
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: