Trong bài viết này, trình bày ngắn gọn về hiện tượng dập tắt cường độ phát quang do nồng độ.
Quá trình dập tắt phát quang có thể xảy ra với ba nguyên nhân chủ yếu: do nồng độ pha tạp (concetration quenching), do nhiệt độ (thermal quenching) và do truyền năng lượng (energy transfer). Hiện tượng dập tắt huỳnh quang do nồng độ pha tạp là hiện tượng cường độ phát quang suy giảm khi nồng độ tạp tăng lên đến một ngưỡng nào đó. Giá trị này gọi là nồng độ tới hạn xc. Theo quan điểm được đưa ra bởi Blasse khoảng cách tới hạn Rc được tính bằng 2 lần đường kính hạt theo công thức:
Rc=2.(3.V/4.pi.xc.N)^(1/3)
Trong đó, V là thể tích ô cơ sở, xc là nồng độ tới hạn, N là số cation trong một ô cơ sở.
Với khoảng cách tới hạn Rc này ta sẽ biết được quá trình dập tắt do nồng độ có phải do quá trình trao đổi điện tích hay là không? Cơ chế của hiện tượng dập tắt do nồng độ có thể là một trong ba quá trình sau: quá trình truyền điện tích, tái hấp thụ và tương tác đa cực điện.
Tùy vào vật liệu mà cơ chế nào sẽ là đóng vai trò cho quá trình dập tắt do nồng độ.
Hai hiện tượng dập tắt huỳnh quang do nhiệt độ và truyền năng lượng sẽ trình bày trong phần khác.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: