a) Mục tiêu của chương.
Sau khi nghiên cứu nội dung kiến thức trong chương SV cần biết:
SV cần hiểu:
SV rèn luyện kĩ năng:
Từ những hiểu biết về amin, amino axit, protein mà SV thấy được tầm quan trọng của các hợp chất này và những ứng dụng thực tiễn của nó mà có sự say mê tìm hiểu về cấu trúc phân tử, tính chất các chất, vai trò của nó đối với sự sống con người và thế giới sinh vật.
Để thực hiện được các mục tiêu này ta cần sử dụng triệt để mô hình trực quan, tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học, tiến hành các thí nghiệm biểu diễn theo phương pháp nghiên cứu giúp SV tìm tòi, nắm chắc nội dung bài học.
Nội dung kiến thức trong chương có liên quan với các kiến thức của môn sinh vật và có liên hệ nhiều với các hiện tượng thực tế đời sống, vì vậy Giảng viên cần sưu tầm, chon lọc nêu ra các hiện tượng, các tình huống, tố chức cho SV vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề này.
Để tích cực hóa các hoạt động nhận thức của SV, Giảng viên cần sử dụng phương pháp đàm thoại tìm tòi, dạy học nêu và giải quýêt vấn đề kết hợp với việc tổ chức các hoạt động độc lập của SV trong sự phối hợp hợp lí với các phương tiện trực quan. Việc giảng dạy các hợp chất trong chương ta cần chú ý đến một số nội dung mới và khó sau.
b.Giảng dạy về Amino axit.
Amino axit là loại hợp chất hữu cơ tạp chức nên cho SV phân tích đặc điểm cấu tạo, nêu công thúc tổng quát và định nghĩa loại hợp chất này. Khi phân tích cấu trúc phân tử của amino axit chú ý đến hai nhóm chức có tính chất ngược nhau cùng tồn tại trong một phân tử và chúng có thể tương tác với nhau tạo ra ion lưỡng cực, dạng ion này nằm trong cân bằng với dạng phân tử. Từ tính chất này mà mỗi amino axit có một điểm đẳng điện riêng.
Khái niệm điểm đẳng điện là khái niệm mới đưa vào chỉ ở mức độ sơ lược nên cũng không cần đi sâu, chỉ đảm bảo ở mức độ như trình bày của sách giáo khoa. Ta cũng cần lưu ý rằng điểm đẳng điện PH1 của dung dịch các amino axit có số nhóm –NH2 và –COOH bằng nhau thường thấp hơn 7 khoảng 1 đơn vị vì tính axit của nhóm –COOH trội hơn. Với các amino axit có số nhóm –NH2 và –COOH không bằng nhau thì điểm đẳng điện của nó cao hơn 7 khi số nhóm –NH2 nhiều hơn số nhóm –COOH và thấp hơn 7 khi số nhóm –NH2 ít hơn số nhóm –COOH.
Phân tích cấu trúc phân tử amino axit là cơ sở để tổ chức cho SV dự đoán tính chất hóa học của amino axit và kiểm nghiệm một số tính chất bằng thí nghiệm hóa học. Với tính chất của các nhóm amin (phản ứng với axit vô cơ, HNO2) và nhóm – COOH (phản ứng với bazơ, este hóa) cần liên hệ, so sánh với tính chất của amin, axit cacboxylic đã học.
Phản ứng trùng ngưng chỉ viết phương trình hóa học với các axit 6-aminohexanoic và 7-aminoheptanoic còn phản ứng ngưng tụ các amino axit có nhóm –NH2 ở gần nhóm –COOH thì xảy ra khó khăn, qua nhiều giai đoạn trung gian. Khi đun nóng các axit 2-aminoankanoic thì hai phân tử sẽ tách một phân tử nước tạo ra đixetopiperazin, các axit 3-aminoankanoic thì dễ tách NH3 để sinh ra axit không no còn các axit 4-aminoankanoic thì tách nước tạo axit vòng nội phân tử là hợp chất lactam. Chỉ có amino axit có nhóm –NH2 ở xa (vị trí số 6 trở lên) so với nhóm –COOH mới có phản ứng trùng ngưng theo mạch thẳng.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: