Sau khi nghiên cứu nội dung kiến thức trong chương SV cần biết:
- Các nhóm cacbohiđrat quan trọng nhất: polisaccarit.
- Cấu trúc phân tử của các hợp chất cacbohiđrat.
SV cần hiểu:
SV được rèn luyện các kĩ năng:
Thông qua các hoạt động học tập mà SV có ý thức tìm tòi, khám phá thế giới vật chất, tìm ra bản chất của sự vật và hiện tượng trong tự nhiên, xây dựng lòng tin vào khả năng khám phá khoa học của con người.
2. Giảng dạy về Tinh bột – Xenlulozơ.
Công thức phân tử của tinh bột và xenlulozơ đều như nhau (C6H10O5)n nên khi phân tích cần cho SV xác định sự khác nhau về cấu trúc phân tử dẫn đến sự khác nhau về tính chất của chúng. Để thấy rõ sự khác nhau về cấu trúc phân tử cần sử dụng phương tiện trực quan, trình bày rõ ràng về hình ảnh mạch phân tử xoắn lò xo của amilozơ, amilopectin và hình ảnh mạch thẳng, sắp xếp song song với nhau thành từng bó của xenlulozơ. Sự khác nhau về cấu trúc này sẽ dẫn đến những tính chất và những ứng dụng khác nhau của hai chất này
Với bài tinh bột cần tổ chức cho SV tiến hành thí nghiệm phản ứng màu của tinh bột với dung dịch iot. Dung dịch iot có màu nâu tím ta nên pha thêm dung dịch KI để có dung dịch KI3 không màu, khi gặp tinh bột thì iot được tái tạo và phản ứng với tinh bột tạo hợp chất bọc màu xanh.
Giảng viên có thể cung cấp thêm các thông tin để giúp SV hiểu được bản chất của quá trình này, cụ thể là: phân tử tinh bột có dạng mạch vòng xoắn, mỗi vòng xoắn gồm 6 gốc glucozơ, đường kính của mỗi ống trụ khoảng 5A0, các phân tử iót đã chui vào nằm trong ống trụ của các vòng xoắn tạo ra hợp chất bọc, màu xanh. Ngoài khả năng này, amilopectin còn có khả năng hấp thụ iot trên bề mặt các mạch nhánh.Hợp chất bọc giữa tinh bột và iot không bền ở nhiệt độ cao, nên khi cho tinh bột vào dung dịch iot có màu xanh lam ở nhiệt độ phòng, đun nóng lên thì màu xanh bị mất đi, còn để nguội thì màu xanh lại xuất hiện trở lại.
Với xenlulozơ thì các phản ứng hóa học xảy ra chậm và phức tạp hơn nên Giảng viên chỉ tố chức cho SV đọc tài liệu, nêu nhận xét, kết luận về tính chất của xenlulozơ, không nên làm thí nghiệm biểu diễn. Giảng viên có thể tiến hành thí nghiệm của xenlulozơ với axit HNO3 tạo ra sản phẩm xenlulozơ trinitrat trước giờ học, trên lớp chỉ biểu diễn phản ứng cháy của xenlulozơ và xenlulozơ trinitrat cho SV quan sát, so sánh, nhận xét.
(còn nữa)
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: