Các hợp chất cacbohiđrat có nhiều trong tự nhiên và có ứng dụng nhiều trong đời sống sản xuất của con người. Cacbohiđrat là những hợp chất hữu cơ tạp chức nhưng chưa được nghiên cứu đầy đủ và hệ thống ở nội dung kiến thúc trung học nên các kiến thức trong chương này sẽ giúp SV hiểu được bản chất các hợp chất cacbohiđrat.
Sau khi nghiên cứu nội dung kiến thức trong chương SV cần biết:
- Các nhóm cacbohiđrat quan trọng nhất: monosaccarit, đisaccarit, polisaccarit.
- Cấu trúc phân tử của các hợp chất cacbohiđrat.
SV cần hiểu:
SV được rèn luyện các kĩ năng:
Thông qua các hoạt động học tập mà SV có ý thức tìm tòi, khám phá thế giới vật chất, tìm ra bản chất của sự vật và hiện tượng trong tự nhiên, xây dựng lòng tin vào khả năng khám phá khoa học của con người.
2. Giảng dạy về Saccarozơ.
Trên cơ sở các kiến thức về các tính chất đặc trưng của các nhóm chức và cấu trúc phân tử glucozơ, fructozơ dạng mạch vòng Giảng viên nên tổ chức cho SV phân tích các dữ kiện thực nghiệm để đi đến kết luận về cấu trúc phân tử saccarozơ. Khi quan sát cấu trúc phân tử saccarozơ qua mô hình, tranh vẽ Giảng viên cần hướng SV chú ý xác định xem trong phân tử còn có nhóm –OH hemixetal không và trả lời câu hỏi vì sao saccarozơ chỉ tồn tại ở dạng mạch vòng, không có khả năng chuyển thành dạng mạch hở như là glucozơ, fructozơ-(các thành phần cấu tạo nên nó).
Từ sự phân tích về cấu trúc phân tử mà Giảng viên tổ chức cho SV dự đoán tính chất hóa học của saccarozơ và lựa chọn các thí nghiệm để kiểm nghiệm các dự đoán đó. Khi tổ chức cho SV tiến hành thí nghiệm chứng minh tính chất của ancol đa chức của saccarozơ (saccarozơ tác dụng với Cu(OH)2) nên hướng dẫn SV đun nóng dung dịch màu xanh lam tạo ra và so sánh với hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm của glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng và khi đun nóng. Từ sự so sánh đó SV dễ dàng khẳng định phân tử saccarozơ chỉ tồn tại ở dạng mạch vòng, không có khả năng chuyển thành dạng mạch hở nên không bị khử bởi Cu(OH)2.
Thí nghiệm của dung dịch saccarozơ tác dụng với Ca(OH)2 được áp dụng để tách bỏ tạp chất trong quá trình sản xuất đường.
Phản ứng thủy phân dung dịch saccarozơ là sự xác nhận xác thực nhất về cấu trúc phân tử và ứng dụng thực tiễn quan trọng của saccarozơ (sản xuất gương soi). Khi tiến hành thí nghiệm đun nóng dung dịch saccarozơ trong môi trường axit để tạo ra dung dịch glucozơ, fructozơ rồi thực hiện phản ứng tráng gương, ta cần chú ý trung hòa cẩn thận axit còn dư trong dung dịch thu được trước khi thực hiện phản ứng tráng gương hoăc khử bằng Cu(OH)2. Do phản ứng tráng bạc hoặc khử bằng đồng II oxit thực hiện trong môi trường kiềm vì vậy thao tác trung hòa axit là yếu tố quyết định đến sự thành công của thí nghiệm.
Kiến thức về ứng dụng và sản xuất đường được mô tả ở dạng sơ đồ vì vậy cần tổ chức cho SV quan sát sơ đồ, phân tích để hiểu được các ứng dụng của đường là do các tính chất nào và ý nghĩa của các giai đoạn sản xuất đường trong thực tiễn.
Với nội dung phần mantozơ cần tổ chức cho SV quan sát cấu trúc phân tử, chú ý đến nhóm –OH hemixetal ở gốc glucozơ thứ hai còn tự do. Gốc này có thể mở vòng tạo ra nhóm – CH = O do đó mantozơ có những tính chất hóa học khác với saccarozơ. Khi tổ chức cho SV phân tích về cấu trúc phân tử, xác định tính chất hóa học của mantozơ ta nên yêu cầu SV so sánh với saccarozơ nhưng không cần yêu cầu SV viết phương trình phản ứng.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: