a. Đối với phản ứng đồng thể (các chất phản ứng ở cùng một pha). Định luật tác dụng khối lượng Gulberg và Waage.
Nội dung: “tốc độ phản ứng tỉ lệ thuận với tích nồng độ các chất tham gia phản ứng với số mũ thích hợp.”
Xét phản ứng: aA + bB → cC
v = k.CAm.CBn → gọi là phương trình động học của phản ứng.
Trong đó: CA, CB: nồng độ mol/l của A và B tại thời điểm đang xét.
m, n lũy thừa nồng độ; bậc riêng của phản ứng đối với chất A, B; xác định bằng thực nghiệm.
m + n: bậc chung của phản ứng.
k: hệ số tỉ lệ, phụ thuộc vào bản chất của các chất tham gia phản ứng và nhiệt độ.
Với 1 phản ứng cụ thể ở T = const, k = const, k được gọi là hằng số tốc độ.
Trong một số trường hợp: m = a, n = b, khi đó v = k. CAa.CBb
Nếu m + n = 0: phản ứng bậc 0.
Nếu m + n = 1: phản ứng bậc 1.
Nếu m + n = 2: phản ứng bậc 2.
Nếu m + n = 3: phản ứng bậc 3.
Ví dụ:
3NO(k) → N2O(k) + NO2(k) có v = k[NO]2, bậc 2 theo NO, bậc chung của phản ứng là bậc 2.
2NO2(k) + F2(k) → 2NO2F(k) có v = k[NO2][F2] bậc 1 theo F2, bậc chung của phản ứng là bậc 2.
b. Đối với phản ứng dị thể
Nếu phản ứng có chất rắn tham gia → coi nồng độ chất rắn = const và đưa vào hằng số tốc độ → chất rắn không có mặt trong phương trình động học của phản ứng.
Ví dụ: C(r) + O2(k) → CO2(k).
v = k’.const. CO2 = k.CO2.
Khi nồng độ tăng thì tốc độ phản ứng tăng. Do khi nồng độ các chất tham gia phản ứng tăng thì số phần tử hoạt động có trong một đơn vị thể tích tăng dẫn đến số va chạm có hiệu quả tăng → tốc độ phản ứng tăng.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: