Các hợp chất amin, amino axit, protein có rất nhiều trong tự nhiên và có nhiều ứng dụng trong thực tế. Protein là thành phần chính của cơ thể động vật. Nó là cơ sở của sự sống và là thức ăn chính của con người và nhiều loài động vật.
a) Mục tiêu của chương.
Sau khi nghiên cứu nội dung kiến thức trong chương SV cần biết:
SV cần hiểu:
SV rèn luyện kĩ năng:
Từ những hiểu biết về amin mà SV thấy được tầm quan trọng của các hợp chất này và những ứng dụng thực tiễn của nó mà có sự say mê tìm hiểu về cấu trúc phân tử, tính chất các chất, vai trò của nó đối với sự sống con người và thế giới sinh vật.
Để thực hiện được các mục tiêu này ta cần sử dụng triệt để mô hình trực quan, tranh ảnh có lien quan đến nội dung bài học, tiến hành các thí nghiệm biểu diễn theo phương pháp nghiên cứu giúp SV tìm tòi, nắm chắc nội dung bài học.
Nội dung kiến thức trong chương có liên quan với các kiến thức của môn sinh vật và có liên hệ nhiều với các hiện tượng thực tế đời sống, vì vậy Giảng viên cần sưu tầm, chon lọc nêu ra các hiện tượng, các tình huống, tố chức cho SV vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề này.
Để tích cực hóa các hoạt động nhận thức của SV, Giảng viên cần sử dụng phương pháp đàm thoại tìm tòi, dạy học nêu và giải quýêt vấn đề kết hợp với việc tổ chức các hoạt động độc lập của SV trong sự phối hợp hợp lí với các phương tiện trực quan. Việc giảng dạy các hợp chất trong chương ta cần chú ý đến một số nội dung mới và khó sau.
b).Giảng dạy về Amin.
Bài amin được chuyển sang chương các hợp chất chứa nitơ là hợp lí, các nội dung trình bày đầy đủ và khái quát được tính chất của các amin chứ không phải trình bày riêng về anilin như sách giáo khoa cũ.
Khi hình thành khái niệm amin ta nên xuất phát từ phân tử amoniac để tổ chức cho SV nhận xét về mối liên quan giữa cấu tạo của phân tử amoniac và phân tử các amin để rút ra định nghĩa về amin.
Khi xem xét về phân loại amin theo bậc cần cho SV so sánh với các khái niệm bậc cacbon, bậc rượu để nắm chắc khái niệm.
Cấu trúc phân tử được trình bày đầy đủ cả dạng amin mạch hở và amin thơm đại diên là anilin để SV quan sát, phân tích để dự đoán các tính chất đặc trưng cho loại hợp chất này (tính chất của nhóm amino và tính chất của gốc hiđrocacbon) có xem xét đến ảnh hưởng của nhóm amino đến gốc hiđrocacbon và ngược lại.
Trên cơ sở các thí nghiệm và sự so sánh với tính chất của ammoniac Giảng viên tổ chức cho SV nhận xét về tính ba zơ (khả năng nhận proton) của amin và nguyên nhân gây ra tính bazơ đó, khi phân tích cần hướng SV chú ý đến nguyên tử nitơ trong nhóm amino của amin còn có cặp electron chưa sử dụng nên có khả năng nhận proton gây ra tính bazơ của amin. Việc đánh giá định tính tính bazơ của amin cần căn cứ vào mối quan hệ ảnh hưởng của các gốc hiđrocacbon sẽ làm tăng hay giảm mật độ electron ở nguyên tử nitơ của nhóm amino để đánh giá, so sánh. Khi so sánh tính bazơ của amin mạch hở, anilin, amoniac hoặc các amin ở các bậc khác nhau thì cần hướng SV phân tích cấu trúc phân tử amin chú ý đến loại gốc (ankyl hay gốc thơm) và số lượng gốc liên kết với nhóm amino trong phân tử amin. Cụ thể là:
Tính chất của nhóm amino được thể hiện bằng các phản ứng với axit nitrơ và ankyl hóa. Phản ứng với axit nitrơ được trình bày qua phản ứng của anmin bậc một dãy ankyl amin và anilin với HNO2 để tạo ra khí nitơ, muối điazoni là sản phẩm có vai trò quan trọng trong tổng hợp hữu cơ. Với lớp SV khá và trong bài luyện tập ta có thể bổ sung kiến thức về phản ứng của amin bậc hai với HNO2 ở nhiệt độ phòng tạo ra hợp chất nitroso màu vàng còn amin bậc ba không có phản ứng ở nhiệt độ này và chỉ rõ đây là một phương pháp phân biệt ankyl amin ở các bậc khác nhau mà SV có thể vận dụng trong việc giải bài tập nhận biết các amin.
Phản ứng ankyl hóa thay thế nguyên tử hiđro của nhóm – NH2 tạo thành amin bậc hai và muối amoni halogenua thuộc loại phản ứng thế nucleophin, phản ứng này còn là cơ sở của phương pháp điều chế ankyl amin và chuyển bậc các amin.
Phản ứng thế nguyên tử hiđro trong nhân thơm của anilin được thực hiện bằng thí nghiệm anilin tác dụng với dung dịch nước brom. Thí nghiệm tiến hành đơn giản, kết quả nhanh và rõ ràng nên tổ chức cho SV tiến hành thí nghiệm, quan sát, nhận xét hiện tượng, so sánh với phản ứng của benzen, phenol với brom. Từ sự so sánh về điều kiện của hai phản ứng để hướng SV chú ý đến ảnh hưởng của nhóm - NH2 đến gốc phenyl và giải thích vì sao nguyên tử brom lại thế cho 3 nguyên tử hiđro ở các vị trí 2, 4, 6 trong vòng benzen của phân tử anilin.
Điều chế amin được trình bày thành hai nội dung điều chế ankyl amin và điều chế anilin. Khi tổ chức cho SV viết phương trình hóa học, lấy ví dụ để tìm hiểu các nội dung này ta cần lưu ý phương pháp điều chế anilin bằng cách khử nitro benzen bằng hiđro mới sinh (Fe + HCl) cũng áp dụng được để điều chế ankyl amin.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: