Việc ngăn ngừa sự ăn mòn kim loại là sự ngăn cản không cho phản ứng oxy hóa khử xảy ra. Ngăn ngừa sự hình thành gỉ sắt bằng cách phủ lên sắt một chất không thấm nước. Ví dụ: xe hơi được phủ một lớp sơn để ngăn ngừa gỉ. Một vết trầy trên sơn có thể dẫn tới sự gỉ ở bên dưới.
Gỉ sắt cũng được ngăn ngừa bằng cách đặt một điện cực hy sinh tiếp xúc với điện cực sắt. Điện cực hy sinh đó phải là một kim loại bị oxy hóa dễ dàng hơn sắt, nghĩa là phải có tính khử mạnh hơn sắt. Điện cực hy sinh bị oxy hóa thay cho sắt, ngăn ngừa sắt bị oxy hóa. Vậy để bảo vệ sắt khỏi bị gỉ bằng cách phủ sắt bằng một kim loại oxy hóa dễ hơn sắt. Ví dụ: đinh tráng kẽm, được phủ một lớp kẽm mỏng.Vì kẽm có thế điện cực âm hơn sắt, nó sẽ bị oxy hóa thay cho sắt bên dưới (nó như điện cực hy sinh). Oxit của kẽm không giòn và ở nguyên trên đinh như một lớp phủ bảo vệ.
Ví dụ như một kim loại hoạt động hơn sắt, như Mg hay Al, tiếp xúc với Fe, kim loại này sẽ bị oxy hóa chứ không phải sắt. Nguyên tắc này là cơ sở cho việc sử dụng các điện cực hy sinh để ngăn chặn sự ăn mòn sắt.
Vậy: những kim loại nào sau đây không phải là điện cực hy sinh đối với sắt? Zn, Mg, Mn, Cu. Dễ thấy rằng thế điện cực của Fe là âm hơn so với thế điện cực của Cu. Do đó Fe sẽ dễ oxy hóa hơn Cu. Vậy Cu không phải là điện cực hy sinh đối với sắt.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: