Loài ếch gỗ (Rana sylvatica) trông giống như những loài ếch khác. Chúng dài vài inch và có da màu nâu xanh lục đặc trưng. Tuy nhiên, những con ếch gỗ này sống sót qua mùa đông lạnh lẽo bằng một cách rất đặc biệt, chúng bị đông cứng một phần. Trong trạng thái đông cứng một phần, loài ếch này không có nhịp tim, không có tuần hoàn máu, không thở và không có hoạt động thần kinh. Tuy nhiên, trong vài giờ tan ra, những hoạt động sống này quay trở lại và ếch lại nhảy đi tìm thức ăn. Vậy loài ếch gỗ làm điều này như thế nào?
Hầu hết các động vật máu lạnh không thể chịu được nhiệt độ đông đặc bởi vì nước bên trong của các tế bào của chúng bị đông đặc lại. Khi nước đóng băng, nó giãn nở làm phá hủy các tế bào mà không hồi phục lại được. Tuy nhiên, khi ếch gỗ ngủ đông, nó sinh ra một lượng lớn glucose, tiết vào máu và lấp đầy các tế bào của nó. Khi nhiệt độ hạ thấp hơn điểm đông đặc, các dịch cơ thể bên ngoài tế bào như là các dịch trong khoang bụng đông cứng lại. Mặc dù vậy, các chất dịch bên trong tế bào vẫn là chất lỏng bởi vì nồng độ glucose cao làm giảm điểm đông đặc của chúng. Nghĩa là dung dịch glucose đặc bên trong các tế bào của ếch hoạt động như một chất chống đông, ngăn cản nước bên trong tế bào đông cứng lại và cho phép ếch sống sót.
Dưới đây là câu hỏi nhỏ dành cho các bạn:
Loài ếch gỗ có thể sống sót khi nhiệt độ cơ thể thấp đến -80C. Hãy tính nồng độ molan của dung dịch glucose (C6H12O6) cần thiết để làm hạ độ đông đặc của nước xuống -80C. Biết hằng số nghiệm đông của nước là 1,860C/m
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: