Một cách thẳng thắn, có thể nói khi thực hiện đào tạo theo học chế tín chỉ sẽ có những khó khăn, thử thách. Song, chúng tôi đã không nghĩ đến việc “bàn lùi”, để “tiến tới” thiết nghĩ nên làm một số công việc sau:
Một là, về lộ trình, cần có những bước đi và lối đi thích hợp, không để quá chậm cũng không thể vội vàng. Để có thể đi một cách vững chắc và đúng hướng:
+ Bước đầu tiên: cần tạo được sự đồng lòng. Muốn có điều đó trước hết phải để cho mỗi người “đang có việc làm” phảithật sự hiểu rõ, hiểu kỹ “đào tạo theo học chế tín chỉ” là gì, hiểu rõ vai trò của người dạy. Qua đó, từng người tự nhận ra công việc và khó khăn, thử thách của mình, chuẩn bị tâm lý cho việc thực hiện vai trò của người dạy.
+. Bước tiếp theo : cần chuẩn bị đầy đủ học liệu và cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đào tạo, công tác quản lý đào tạo.
+. Bước cuối cùng : lựa chọn, sắp xếp, hướng dẫn các giảng viên thực hiện các công việc liên quan đến nhiệm vụ của một giảng viên, một người dạy : soạn bài giảng đầy đủ, tìm hiểu thiết bị hỗ trợ giảng dạy, tự nâng cao năng lực chuyên môn và quá trình làm việc độc lập, thực hiện giảng dạy, …..
Hai là, trong khi thực hiện các bước đi theo lộ trình chung, đối với khoa Khoa học Tự nhiên nên có các bước đi riêng về đổi mới phương pháp dạy, về xây dựng đội ngũ, đó được xem là vấn đề trọng tâmvà có tính quyết định.
+ Về phương pháp giảng dạy: hiện 100%giảng viên của khoa đã sử dụng các thiết bị, phương tiện hỗ trợ dạy học hiện đại. Tuy nhiên, vì là các môn tự nhiên, nên sẽ rất khó để chuyển hẳn sang giảng dạy theo hình thức này, khó có thể phát huy được tính năng khoa học của các phương tiện hỗ trợ giảng dạy, tạo hiệu quả cao hơn nữa trong tiếp thu, nâng cao tính chủ động của người học, giảng viên cần tiếp tục nghiên cứu, tiếp cận, sử dụng kết hợp nhiều công cụ, phương tiện kỹ thuật khác. Đây cũng là việc làm có quá trình và phụ thuộc nhiều điều kiện, đặc biệt cơ sở vật chất của trường. Áp lực từ người học sẽ là động cơ tốt nhất cho quá trình này.
+ Về đội ngũ: cơ bản đội ngũ giảng viên của khoa đã được đào tạo, chuẩn hóa một cách có hệ thống, chính quy; có kinh nghiệm giảng dạy nhiều đối tượng. Tuy nhiên, cần lắm những giảng viên có học vị tiến sĩ, được trau dồi kiến thức chuyên môn cao, có tâm huyết với nghề, có khả năng đương đầu với áp lực công việc. Đặc biệt là những người quản lý chuyên môn tham gia vào công tác giảng dạy phải là những người gương mẫu trong quá trình thực hiện các công việc chuyên môn, có như thế toàn bộ giảng viên sẽ đồng lòng thực thiện, chung tay thực hiện.
Trên đây là một số suy nghĩ về đào tạo theo học chế tín chỉ, góp phần vào việc xây dựng chiến lược hành động để làm sao, và cũng rất mong muốn, đào tạo theo học chế tín chỉ được thực hiện tại Trường Đại học Duy Tân ngày một phát triển bền vững và mang lại nhiều hiệu quả cao, gặt hái được nhiều thành công trong quá trình thực hiện đào tạo, trong quá trình quản lý đào tạo.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: