Khảo sát ảnh hưởng của thời gian thuỷ phân và tỉ lệ dịch enzyme/cơ chất
Trong quá trình thủy phân vỏ trấu bằng cellulase, hàm lượng đường khử tạo thành chịu tác động bởi nhiều yếu tố. Trong đó, tỷ lệ enzyme/ cơ chất và thời gian thủy phân đóng vai trò quyết định đến hiệu quả của quá trình thủy phân. Vì vậy, chúng tôi tiến hành khảo sát quá trình thủy phân với các tỷ lệ dịch enzyme/vỏ trấu khác nhau 1/2; 3/2; 5/2; 7/2 (ml/g) trong 72h. Quá trình thủy phân được thực hiện ở 500C, trong 40 ml môi trường đệm acetate có pH=5. Cứ 12; 24; 36; 48; 60; 72h tiến hành đo hàm lượng đường khử tạo thành thông qua phương pháp so màu DNS
Kết quả nghiên cứu cho thấy ở thời gian 48h, hàm lượng đường khử thu được là cao nhất, kết quả này đúng với tất cả các tỉ lệ enzyme/cơ chất khảo sát. Ở mẫu thử với tỉ lệ enzyme/cơ chất= 5/2(ml/g), hàm lượng đường khử tạo thành là lớn nhất 4,81(mg/ml) khi thời gian thủy phân là 48h.
Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ thủy phân
Để khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình thủy phân, chúng tôi tiến hành thực hiện quá trình thủy phân như ở mục 3.2.1, lượng enzyme cellulase/vỏ trấu dùng là 5/2(ml/g), thời gian thủy phân 48h. Quá trình thủy phân được tiến hành ở các nhiệt độ khác nhau 35; 40; 45; 50; 550C. Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình thủy phân thông qua hàm lượng đường khử tạo thành. Hàm lượng đường khử tạo thành được định lượng theo phương pháp so màu DNS.
Kết quả khảo sát cho thấy, khi sử dụng enzyme để thủy phân vỏ trấu ở nhiệt độ 350C thu được lượng đường khử rất thấp (2,33 mg/ml). Ở nhiệt độ thủy phân 400C, 450C lượng đường khử thu được tăng lên đáng kể, đạt giá trị cao nhất ở 450C là 9,98 mg/ml. Khi tăng nhiệt độ lên 50, 550C khả năng thủy phân của enzyme giảm đi rõ rệt. Kết quả nghiên cứu cho thấy với thời gian thủy phân là 48h thì hiệu quả thủy phân cao nhất ở 450C. Tăng nhiệt độ lên trên 450C thì khả năng chịu nhiệt của enzyme giảm dần, dẫn đến enzyme bị biến tính, khả năng thủy phân giảm.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: