Năng lượng có thể thu được từ việc đốt các nhiên liệu hóa thạch, bao gồm dầu mỏ, khí tự nhiên và than đá. Một số nhiên liệu hóa thạch, đặc biệt là than đá, chứa lượng nhỏ các tạp chất là lưu huỳnh. Trong quá trình đốt, những tạp chất này phản ứng với oxy tạo thành SO2. Ngoài ra, trong khi đốt nhiên liệu hóa thạch, ni tơ từ không khí phản ứng với O2 tạo NO2. SO2 và NO2 phản ứng với nước trong không khí tạo thành H2SO4 và HNO3.
2SO2 + O2 + 2H2O à 2H2SO4
4NO2 + O2 + 2H2O à 4 HNO3
Những acid này kết hợp với mưa tạo mưa acid.
Ở những vùng tương đối không bị ô nhiễm, mưa vẫn hơi có tính acid vì CO2 khí quyển. CO2 kết hợp với nước tạo acid carbonic.
CO2 + H2O --> H2CO3.
Tuy nhiên, H2CO3 là acid yếu. Mưa bão hòa CO2 có pH khoảng 5,6, vốn chỉ có tính acid nhẹ. Khi acid sulfuric và acid nitric trộn lẫn với mưa, pH của mưa có thể giảm xuống dưới 4,3. Mưa có tính acid như thế thì có tác động có hại.
* Các tác hại của mưa acid
Các acid hòa tan kim loại và mưa acid làm thoái hóa các cấu trúc kim loại. Các cây cầu, đường sắt thậm chí là các xe ô tô cũng có thể bị hư hại do mưa acid. Vì các acid phản ứng với carbonate nên mưa acid cũng gây tổn hại các vật liệu xây dựng chứa CO32-, bao gồm cẩm thạch, xi măng và đá vôi. Các bức tượng bị mòn đi do mưa acid.
Mưa acid cũng tích lũy trong các hồ và sông, ảnh hưởng đến đời sống của sinh vật dưới nước. Nhiều hồ, đặc biệt là những hồ có đất bao quanh chứa lượng đá vôi đáng kể, có khả năng trung hòa mưa acid. Một số thực vật ở dưới nước, một số loại cá nhạy cảm với các mức acid và không thể sống trong nước bị acid hóa. Các cây cũng có thể bị ảnh hưởng bởi mưa acid do acid loại bỏ các dưỡng chất khỏi đất, khiến cho sự sinh tồn trở nên khó khăn hơn.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: