Áp suất thẩm thấu của những dung dịch truyền vào cơ thể đều được kiểm soát để đạt hiệu quả mong muốn cho bệnh nhân. Các dung dịch có áp suất thẩm thấu lớn hơn áp suất thẩm thấu của dịch trong cơ thể được gọi là ưu trương. Những dung dịch này lấy nước ra khỏi các tế bào và các mô, hượng tượng teo bào. Khi một tế bào người đặt vào dung dịch ưu trương, nó có khuynh hướng bị nhăn lại bởi nó mất nước ra môi trường xung quanh. Các dung dịch có áp suất thẩm thấu nhỏ hơn áp suất thẩm thấu của dịch trong cơ thể được gọi là nhược trương. Những dung dịch này bơm nước vào các tế bào, dẫn đến tế bào bị phồng to ra. Khi một tế bào người được đặt vào một dung dịch nhược trương, như nước nguyên chất – nước sẽ đi vào tế bào, đôi khi làm tế bào bị vỡ ra.
Các dung dịch trong tĩnh mạch là những dung dịch được tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch của bệnh nhân thì phải có cùng áp suất thẩm thấu với các dịch cơ thể. Những dung dịch này được gọi là dung dịch đẳng trương. Ví dụ: dung dịch NaCl 0,9% là dung dịch đẳng trương, dung dịch chứa 0,9g NaCl trong 100ml dung dịch. Trong y học và các lĩnh vực liên quan đến sức khỏe khác, nồng độ dung dịch thường được biểu diễn theo những đơn vị cho biết khối lượng chất tan trên một thể tích dung dịch cho trước. Một đơn vị thường gặp là phần trăm khối lượng trên thể tích, nghĩa là khối lượng chất tan (g) chia cho thể tích dung dịch (ml) và nhân với 100%. Vậy theo đơn vị này, nồng độ của một dung dịch muối đẳng trương là 0,9% khối lượng/thể tích.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: