1. Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng (làm theo nhóm)
a. Nguyên tắc thí nghiệm
- Thực hiện phản ứng:
Na2S2O3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + S↓ + SO2
- Thay đổi nồng độ Na2S2O3 bằng cách pha loãng dung dịch Na2S2O3 bằng nước cất, giữ nguyên nồng độ H2SO4.
- Xác định tốc độ phản ứng dựa vào biến thiên nồng độ lưu huỳnh ΔCS trong khoảng thời gian Δt ứng với những nồng độ khác nhau của Na2S2O3
v = ΔCS/ Δt
- Kết luận về ảnh hưởng của nồng độ Na2S2O3 đến tốc độ phản ứng.
b. Tiến hành thí nghiệm:
Chuẩn bị 8 ống nghiệm, chia thành 2 nhóm A, B, C, D và a, b, c, d để riêng thành 2 hàng:
- Ống A: 1 ml Na2S2O3 0,3N và 3 ml nước cất.
- Ống B: 2 ml Na2S2O3 0,3N và 2 ml nước cất.
- Ống C: 3 ml Na2S2O3 0,3N và 1 ml nước cất.
- Ống D: 4 ml Na2S2O3 0,3N.
Lắc đều các dung dịch trên, tránh để nhầm lẫn.
- Cho vào các ống a, b, c, d mỗi ống 2 ml H2SO4 2N.
- Đổ nhanh dung dịch ở ống a vào ống A đồng thời bấm ngay đồng hồ bấm giây, quan sát khi dung dịch bắt đầu đục thì bấm dừng đồng hồ, xác định thời gian Δt1 của phản ứng. Tiếp tục như thế với các cặp ống Bb, Cc, Dd để xác định các khoảng thời gian Δt2, Δt3, Δt4 của phản ứng (có thể dùng đồng hồ đeo tay để xác định thời gian).
Thừa nhận nồng độ ban đầu của lưu huỳnh bằng không: C1(S) = 0 và nồng độ lưu huỳnh khi xuất hiện kết tủa là 1.
C2(S) = 1mol/l ta có:
v = ΔCS/ Δt
Tính nồng độ các chất khi đổ chung 2 dung dịch vào nhau và lập bảng sau:
Thí nghiệm |
Nồng độ phản ứng của H2SO4 |
Nồng độ phản ứng của Na2S2O3 |
Thời gian phản ứng |
Tốc độ phản ứng |
1 |
|
|
Δt1 |
v1 = |
2 |
|
|
Δt2 |
v2 = |
3 |
|
|
Δt3 |
v3 = |
4 |
|
|
Δt4 |
v4 = |
Từ các số liệu trên, vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc hàm số của tốc độ phản ứng vào nồng độ Na2S2O3 (đường biểu diễn v = k.CNa2S2O3 ) lấy trục tung là tốc độ phản ứng, trục hoành là CNa2S2O3.
Nhận xét về đường biểu diễn. So sánh đường biểu diễn lập bằng thực nghiệm với đường biểu diễn lý thuyết.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: