1. Ảnh hưởng của nồng độ đến cân bằng hóa học
* Mục đích:
Khảo sát sự thay đổi nồng độ chất phản ứng hoặc nồng độ chất sản phẩm ảnh hưởng đến trạng thái cân bằng của một phản ứng hóa học.
* Cách làm:
Lấy 4 ống nghiệm, hút vào mỗi ống 1ml dung dịch NH4SCN 0,03M, nhỏ tiếp vào mỗi ống 1 giọt FeCl3 0,01M. Lắc đều dung dịch, phản ứng xảy ra tạo thành Fe(SCN)3 màu đỏ.
FeCl3 + 3NH4SCN ⇔ Fe(SCN)3 + 3NH4Cl
- Ống 1: làm chuẩn để so màu.
- Ống 2: nhỏ thêm 1 giọt dung dịch NH4SCN bão hòa.
- Ống 3: thêm tinh thể NH4Cl bằng hạt gạo, lắc cho tan.
- Ống 4: nhỏ thêm 1 giọt dung dịch FeCl3 bão hòa.
So sánh màu của ống 2, 3, 4 với màu của ống 1. Kết luận về chiều chuyển dịch cân bằng của phản ứng trên, khi thay đổi nồng độ từng chất.
2. Ảnh hưởng của môi trường đến cân bằng hóa học
* Mục đích:
Khảo sát ảnh hưởng của môi trường đến trạng thái cân bằng của một phản ứng hóa học.
* Cách làm:
- Cho vào ống nghiệm 1ml dung dịch K2CrO4 0,1M. Quan sát màu của dung dịch.
- Cho thêm vào 3 giọt dung dịch H2SO4 1M. Quan sát màu của dung dịch.
- Sau đó cho thêm 5 giọt dung dịch NaOH 1M. Quan sát màu của dung dịch.
- Viết phương trình phản ứng, giải thích.
3. Sự chuyển dịch cân bằng ion
* Mục đích:
Xét sự chuyển dịch cân bằng ion của các chất điện li yếu CH3COOH, NH4OH dựa trên sự thay đổi màu của chất chỉ thị metyl da cam
Cách làm:
Thí nghiệm 1: Cân bằng trong dung dịch axit yếu
Lấy vào 2 ống nghiệm, mỗi ống khoảng 1 ml dung dịch CH3COOH 1M, thêm vào mỗi ống 1 giọt metyl da cam. Quan sát màu của dung dịch.
- Ống 1: làm chuẩn để so màu.
- Ống 2: cho thêm tinh thể CH3COONa bằng hạt gạo lắc cho tan.
So sánh màu của ống 1 và 2. Viết các phương trình điện li của CH3COOH và CH3COONa trong nước. Giải thích nguyên nhân của sự đổi màu.
Thí nghiệm 2: Cân bằng trong dung dịch bazơ yếu.
Lấy 2 ống nghiệm, cho vào mỗi ống 1 ml dung dịch NH4OH 0,1M với một giọt chỉ thị phenolphtalein. Một ống để so sánh, còn một ống thêm vào vài tinh thể NH4Cl, lắc mạnh. So sánh màu trong hai dung dịch, giải thích.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: