Ứng dụng của hệ phương trình trong tìm điểm cân bằng thị trường.
Ta đã biết, nếu sản phẩm A có hàm cung và cầu lần lượt là S(p) và D(p) thì giá cân bằng thị trường xảy ra khi S(p) = D(p). Từ đó ta thu được một phương trình, giải phương trình này là tìm được giá cân bằng p và số lượng sản phẩm cân bằng x. Điểm (p,x) được gọi là điểm cân bằng thị trường.
Bây giờ ta mở rộng thị trường có 2 sản phẩm A, B với SA, DA lần lượt là cung và cầu của sản phẩm A; SB, DB lần lượt là cung và cầu của sản phẩm B. Muốn tìm điểm cân bằng thị trường của cặp sản phẩm A, B, ta cho SA = DA; SB = DB, từ đó ta thu được hệ phương trình 2 ẩn, giải hệ phương trình ta được giá cân bằng pA, pB .
Tương tự cho thị trường có 3 sản phẩm A, B, C. Bằng cách giải hệ phương trình 3 ẩn, ta tìm được điểm cân bằng thị trường (pA, xA); (pB, xB); (pC,xC).
Tổng quát, nếu thị trường có n sản phẩm X1, X2, ... , Xn với hàm cung cầu cho trước của từng sản phẩm. Muốn tìm điểm cân bằng thị trường, ta cần giải hệ phương trình gồm n ẩn để tìm p1, p2, ... , pn.
Xét ví dụ sau:
Trên thị trường lưu thông 2 mặt hàng A, B với lượng cung cầu tương ứng như sau:
Mặt hàng A: SA = 3p1 + p2 - 35 ; DA = p1 - 2p2 + 30
Mặt hàng B: SB = 2p1 + p2 ; DB = -p1 + 2p2 + 15
Trong đó, lần lượt là giá bán của mặt hàng A, B. Xác định giá bán cân bằng.
Giá cân bằng thị trường là p1 = 10, p2 = 15 (đvtt)
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: