Ứng dụng xác xuất trong ra quyết định chẩn đoánỨng dụng xác xuất trong ra quyết định chẩn đoán
sdadadXác suất liên quan đến xét nghiệm T
Độ nhạy và độ chuyên
Hai thông số đo lường độ chính xác của một xét nghiệm T là Độ nhạy (Sensitivity), kí hiệu Sn và độ chuyên (Specificity), kí hiệu Sp.
Độ nhạy (Sn) = P(T+|B+) = Dương thật
là khả năng xét nghiệm cho dương tính (T+) đối với người bệnh B (tức B+).
Độ chuyên (Sp) = = P(T- |B-) = Âm thật
là khả năng xét nghiệm cho âm tính (T+) đối với người không bệnh B (tức B-).
P(T+|B-) = Dương giả
là khả năng xét nghiệm cho dương tính (T+) đối với người không bệnh B (tức B-).
P(T-|B+) = Âm giả
là khả năng xét nghiệm cho âm tính (T-) đối với người bệnh B (tức B+).
Chú ý:
(i) Dương thật + âm giả = P(T+|B+) + P(T-|B+) = 1.
(ii) Âm thật + dương giả = P(T- |B-)+ P(T+|B-) = 1.
(iii) Độ nhạy càng cao thì âm giả càng thấp và ngược lại.
Độ chuyên càng cao thì dương giả càng thấp và ngược lại.
Làm cách nào để xác định độ nhạy và độ chuyên? Ta tìm hiểu bảng xét độ nhạy độ chuyên như sau:
B+ | B- | ||
T+ | a | b | a + b |
T- | c | d | c + d |
N1 = a + c | N2 = b + d | N=N1+N2=a+b+c+d |
N = N1 + N2 : kích thước mẫu; N1: Số người bệnh B; N2: Số người không bệnh B; a, b, c, d: tần số tương ứng.
Khi đó:
B+ | B- | ||
T+ | P(T+.B+)=a/N | P(T+.B-)=b/N | P(T+)=(a+b)/N |
T- | P(T-.B+)=c/N | P(T-.B-)=d/N | P(T-)=(c+d)/N |
P(B+)=N1/N=(a+c)/N | P(B-)=N2/N=(b+d)/N |
1 |
B+ | B- | ||
T+ | a | b | a + b |
T- | c | d | c + d |
N1 = a + c | N2 = b + d | N=N1+N2=a+b+c+d |
Từ kết quả trên ta có:
Độ nhạy (Sn) = P(T+|B+)=a/N1.
Độ chuyên (Sp) = P(T-|B-)=d/N2.
Dương giả = P(T+|B-) = b/N2.
Âm giả = P(T-|B+) = c/N1.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: