Trong không gian vector V, một hệ X gồm các vector trong V được gọi là một hệ cơ sở nếu X độc lập tuyến tính và X là hệ sinh của V.
Như vậy, để chứng minh một hệ X là cơ sở của không gian V, ta cần chứng minh hai ý:
- chứng minh X độc lập tuyến tính.
- chứng minh X là hệ sinh của không gian
Tuy nhiên, trong không gian R^n, nếu hệ X có đúng n vector thì để chứng minh X là cơ sở của R^n, ta chỉ cần chứng minh X độc lập tuyến tính.
Để chứng minh hệ X gồm n vector độc lập tuyến tính trong không gian R^n, ta chỉ cần tính định thức của ma trận được lập ra từ hệ X kiểm tra định thức:
- nếu định thức bằng 0 thì X phụ thuộc tuyến tính và do đó X không phải là cơ sở của không gian R^n.
- nếu định thức khác 0 thì X độc lập tuyến tính và suy ra X là cơ sở của không gian R^n.
Xét không gian vector R^2, cho hệ X gồm 2 vector a = (1,2), b = (2,4); hệ Y gồm 2 vector c = (-1,2), d = (3,1). Khi đó, ta có:
- Hệ X không phải là cơ sở vì định thức lập từ hệ X bằng 0.
- Hệ Y là cơ sở vì định thức lập từ hệ Y bằng -7.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: