1. Khái niệm gốc tự do:
Gốc tự do là tiểu phân phản ứng trung gian không mang điện tích mà có electron tự do hay electron không cặp đôi
Trong hóa hữu cơ, electron độc thân hay tự do có thể ở cacbon như gốc CH3.hay ở các dị tố như RO.
Các gốc tự do trong quá trình hóa học là những chất trung gian có thời gian sống rất ngắn và chúng tham gia vào phản ứng thế SR và cộng AR của các loại hợp chất hữu cơ khác nhau
2. Phản ứng thế gốc SR vào C no
2.1. Cơ chế
Cơ chế chung của phản ứng : R-H + X-Y → R-X + H-Y
XY thường là: Hal2; SO2Cl2; CCl3Br....
Phản ứng được xúc tiến khi có ánh sáng hay nhiệt
C - H: phân cắt đồng ly nên cần năng lượng rất lớn, cần ánh sáng và chất khơi mào
Phản ứng thế gốc SR là phản ứng đặc trưng của ankan
Đặc điểm cơ chế thế gốc SR: Là phản ứng dây chuyền qua nhiều giai đoạn, trong đó 3 giai đoạn chính:
+ Khơi mào
+ Phát triển mạch
+ Tắt mạch
ví dụ: Khơi mào:
Phát triển mạch:
Tắt mạch
Giai đoạn chậm là giai đoạn quyết định tốc độ phản ứng được thể trên giản đồ năng lượng sau:
E2
CH4 + Cl. E3
CH.3 + Cl2
CH3Cl + Cl.
Nhận xét: Trên giản đồ năng lượng của phản ứng clo hóa metan ta nhận thấy E2 > E3 có nghĩa là trong 2 phản ứng phát triển mạch, phản ứng (2) xẩy ra chậm hơn nhiều so với phản ứng (3) do đó phản ứng (2) có tính chất quyết định tốc độ phản ứng
2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến phản ứng SR
2.2.1.Hóa lập thể
Giai đoạn quyết định cấu hình của sản phẩm là giai đoạn 3 vì gốc R. là gốc tự do nên có cấu trúc phẳng hoặc gần như phẳng nên khi Cl2 tấn công vào CH3 thì nó sẽ tấn công vào 2 phía với xác suất như nhau; vì vậy sẽ tạo thành một số lượng bằng nhau các sản phẩm quay trái và quay phải, do đó góc quay của ánh sáng phân cực triệt tiêu lẫn nhau nên hỗn hợp sản phẩm thu được không quang hoạt. Người ta gọi hỗn hợp này là biến thể raxemic
Ví dụ:
2.2.2. Khả năng phản ứng với các halogen:
I2 < Br2 < Cl2 < F2
Đối với F2 : xảy ra phản ứng phân hủy tạo sản phẩm CF4 + HF chư không xảy ra phản ứng thế bình thường
Đối với I2: khả năng phản ứng yếu, phản ứng thuận nghịch, cần xúc tác HIO3
Với Cl2 và Br2 thì Cl2 có khả năng phản ứng mạnh hơn Br2 vì năng lượng hoạt hóa của phản ứng Br2 lớn hơn
2.2.3. Khả năng phản ứng của nguyên tử H ở các vị trí khác nhau
2.2.3.1. Ảnh hưởng của bậc C
CH3 - H < (CH3)2 - CH-H < (CH3)3C-H
C bậc III bền vững nhất vì có nhiều số liên kết C-H siêu liên hợp dương nhất
2.2.3.2.Ảnh hưởng hút e
CH3-CH2-CH2-CH3
Khả năng phản ứng 1 3.6 3.6 1
CH3-CH2-CH2-COOH
Khả năng phản ứng 1 3.1 0.24
3 2 1
CH3-CH2-CH2- CH2-Cl
Khả năng phản ứng 1 3.72 2.1 0.8
Nhận xét:Cl.có tính eletrophin nên khả năng thế SR ở C thứ 3 là cao nhất
2.2.4. Ảnh hưởng của dung môi
Khác với phản ứng ion, phản ứng gốc ít nhạy với tính phân cực của dung môi. Chẳng hạn khi chuyển từ dung môi hidrocacbon tới dung môi nitrometan thì tốc độ phản ứng chỉ tăng có 10 lần nhưng trong phản ứng ion tăng 102 - 1024 lần
3. Sự tương quan giữa khả năng phản ứng ri và tỷ lệ của các chất đồng phân (xét trong trường hợp mono halogen hóa ankan)
Ở nhiệt độ nhất định và tác nhân halogen hóa nhất định, tỷ lệ % sản phẩm halogen hóa phụ thuộc vào 2 yếu tố:
+ năng lượng hoạt hóa Ea được thể hiện ở ri
+ Xác suất va chạm giữa hidrocacbon và gốc X thể hiện ở sô lượng nguyên tử H cùng loại ni
Phần trăm sản phẩm ai = ri.ni/
vd: CH3-CH2-CH3 → monoclo hóa. Biết rI = 1 và rII = 4,3.Tính % sản phẩm
Nguyên tử Cl thế vào C bậc 1 = 1*6/(1*6 + 4,3*2)*100 = 41,1 %
Nguyên tử Cl thế vào C bậc 2 = 4,3*2/(1*6 + 4,3*2)*100 = 58,9 %
3. Phản ứng cộng gốc AR
3.1. Cơ chế:Phản ứng cộng gốc vào liên kết bội C=C là phản ứng chuỗi xảy ra qua 2 giai đoạn
Trong đại đa số, Giai đoạn 1 là giai đoạn quyết định tốc độ phản ứng, và thuận nghịch
Giai đoạn 2 là phản ứng của gốc Cacbon trung gian có thể tương tác để cho sản phẩm cộng 1:1 hay với anken để cho sản phẩm telome hóa hay polime hóa
Sản phẩm 1:1/ Sản phẩm telome = k1[C.][XY]/ k2 [C.][anken] = CXY [XY]/[anken]
C = k1/k2, gọi là hằng số chuyển mạch.
Nếu k1 lớn, khó trùng hợp, XY là chất chuyển mạch tốt, sản phẩm 1:1 ưu tiên như các tác nhân halogen, hidro bromua
Nếu k2 lớn, sản phẩm telome ưu tiên
Trong phản ứng cộng theo cơ chế gốc, giai đoạn khơi mào và giai đoạn phát triển mạch đều xảy ra sự phân cắt đồng ly liên kết cộng hóa trị tạo thành gốc tự do. Gốc tự do nào bền hơn ( có entanpi hình thành thấp hơn) sẽ được ưu tiên tạo thành
vd: Khi có mặt peoxit thì phản ứng cộng giữa một anken và và HBr, Kharat thu được sản phẩm cộng trái quy tắc Maccopnhicop
Hiệu ứng Kharat xảy ra do peoxit đã làm cho phản ứng cộng HBr không theo cơ chế cộng electrophin mà theo cơ chế gốc dây chuền như sau:
Khơi mào:
Gốc ankoxi bền hơn gốc ankyl, vì vậy ưu tiên hình thành gốc RO. chứ không phải gốc R.
Phát triển mạch:
Nguyên tử Br. bền hơn nguyên tử H nên hình thành Br. chứ không hình thành H.
(bền hơn gốc )
Gốc tự do bậc cao bền hơn gốc tự do bậc thấp, nên ưu tiên hình thành gốc
Tắt mạch
Như vậy, phản ứng cộng gốc tự do vào anken xảy ra ưu tiên theo hướng tạo thành gốc cacbo tự do trung gian bền hơn
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: