Ớt là loại cây được con người trồng trọt và thu hái từ lâu đời. Với không ít người ớt là loại gia vị không thể thiếu trong bữa ăn, giúp làm tăng cảm giác ngon miệng mà nó còn có tác dụng giảm đâu ,giúp máu lưu thông tốt ,chống ung thư tiền liệt tuyến , giảm nôn ói sau phẫu thuật
Để có được vị cay xè, thêm một nắm côn trùng và một ít nấm - lời giải thích của các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Washington về nguồn gốc vị cay xè của trái ớt.
Theo họ, vị cay xè của ớt cũng là một cơ chế nhằm bảo vệ hạt giống trước sự tấn công của các loài gây hại. Đây cũng là một trong cách ngăn chặn sự phát triển của một số nấm kí sinh thuộc loài Fusarium (loài nấm gây hại cho cây).
Những loại hoa quả có chứa nhiều chất dinh dưỡng như ớt thường thu hút loài chim, chúng ăn trái và sau đó vô tình giúp phát tán hạt giống đi xa.
Không chỉ có chim mà các loại côn trùng và nấm kí sinh cũng thích loại quả này, và sự tấn công ồ ạt của chúng lại có hại cho cây ớt. Sâu bọ thường đục lỗ trên trái ớt để ăn, sau đó thì nấm lại kí sinh vào bên trong trái qua lỗ sâu ăn để gây hại cho hạt giống.
Khi nghiên cứu loài cây dại, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng độ cay của ớt sẽ tăng lên theo tỉ lệ tương đương với lượng kẻ thù mà nó phải đối phó: càng nhiều sâu bọ tấn công thì ớt càng cay, nếu như xuất hiện nấm kí sinh trong trái thì vị của nó sẽ còn cay hơn nữa. Và ngược lại, vị của ớt sẽ dịu lại nếu như không còn nguy hiểm.
Cây ớt không phải là loại cây duy nhất biết tự bảo vệ mình bằng cách tăng thêm vị. Khi quả cà chua đang lớn, cây cà chua cũng tạo ra vị nhặng để xua đuổi kẻ thù và để giúp bảo vệ quả và hạt giống cho đến lúc chín. Tuy nhiên, ở cà chua, biện pháp bảo vệ này chấm dứt khi quả chín. Còn ớt thì có thể luôn duy trì hương vị cay xè (do loài chim, đối tác giúp phát tán hạt ớt giống) không nhạy cảm với vị cay.
Thành phần hóa học cơ bản
Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc , trong ớt có chứa một số hoạt chất sau
+ Capsicain là một alkaloid chiếm tỉ lệ khoảng 0,05-2% Cấu trúc hóa học được xác định là acid isodexenic vanilylamit có đặc điểm bốc hơi ở nhiệt độ cao , gây hắt hơi mạnh
+ Capsaicin là hoạt chất gây đỏ ,nóng , chỉ xuất hiện khi quả ớt chin chiếm tỉ lệ từ 0,01-0,1%
Công thức của Capsicain
Capsaicin - (8-Methyl-N-vanillyl-trans-6-nonenamide) ( chiếm 65-70%)
Dihydrocapsaicin ( N-(4-Hydroxy-3-methoxybenzyl)-8-methylnonanamide )( chiếm 19-25%)
Nordihydrocapsaicin ( N-(4-Hydroxy-3-methoxybenzyl)-7-methyloctanamide) ( chiếm 5-8%)
Homodihydrocapsaicin ( N-(4-Hydroxy-3-methoxybenzyl)-9-methyldecanamide) ( chiếm 0.4-1.2% )
Homocapsaicin ( (3E)-N-(4-Hydroxy-3-methoxybenzyl)-9-methyldec-7enamide) (chiếm 0.2-0.8%)
+ Trong quả ớt chứa nhiều loại vitamin như vitamin A,E,K,C ,B1, B2 , B3,B5,B6, axit citric, axit malic, beta carotene, Canxi ,sắt , magie, photpho , ,kali , natri , kẽm , đồng
Tính chất của ớt
-So với cam, ớt có nhiều hơn hẳn các loại Vitamin C, chất sắt, canxi, phốt pho và vitamin nhóm B. Mỗi 100g ớt cay tươi có chứa tới 144mg vitamin C, đứng đầu trong các loại rau tươi.
Lượng vitamin C phong phú có thể khống chế bệnh tim mạch, xơ cứng động mạch và giảm cholesterol, bêta carôtin trong ớt cay có tới 1390 mg, là một trong những nguồn tốt nhất cung cấp carôtin, diệp hoàng tố, các chất này đều là một trong những chất chống oxy hoá và có tác dụng chống cảm mạo, phong hàn.
-Khi cắn một miếng ớt, vị cay kích thích mạnh sẽ làm cho não bộ bài tiết chất hoá học làm giảm bớt đau đớn và sinh ra một chút khoái cảm. Gần đây, đã có người thử dùng ớt cay để chữa trị chứng bệnh đau đầu nghiêm trọng mang tính thần kinh và hiệu quả rất tốt.
Ớt cay không những hữu dụng đối với người bị phong hàn mà trong việc điều chỉnh mỡ máu cũng rất có tác dụng. Các nghiên cứu của nước ngoài đã cho thấy chuột sau khi ăn đồ ăn có ớt, lượng cholesterol trong máu giảm rõ rệt.
-Trong ớt cay có những loại chất đặc biệt có thể đẩy nhanh sự trao đổi chất để đạt được hiệu quả đốt chất béo trong cơ thể nên có tác dụng trong việc giảm béo. Chất này còn có thể thúc đẩy bài tiết hormone nên cũng có tác dụng làm đẹp da.
-Trong ớt cay có rất nhiều vitamin C, nhưng do vitamin C không chịu nhiệt, dễ bị phá vỡ nên khi nấu nướng, phần lớn vitamin C đều hoà tan vào trong thức ăn hoặc bị phân tách.
Ứng dụng
Cây ớt trồng trong chậu có thể làm một loại cây cảnh vì quả ớt có nhiều màu sắc: trắng, đỏ, vàng, cam, xanh, tím…tùy theo giống cây. Quả ớt dùng làm gia vị, thực phẩm vì chứa nhiều vitamin A, vitamin C gấp 5-10 hai loại sinh tố này có trong cà chua và cad rốt. Chất cay trong quả ớt gọi là Capsaicin (C9H14O2) có công dụng trị bệnh được dùng nhiều trong y học. Ngâm rượu xức ngoài da trị nhức mỏi, sưng trặc gân. Ớt bột trị được chứng say sóng. Ớt bột trộn với quế và đường trị bệnh mê sảng. Các bệnh đau bụng, đau răng, nhức đầu, sưng cổ họng, tê thấp, thần kinh cũng được điều trị bằng ớt. Lá ớt giã nhỏ đắp vào vết thương bị rắn cắn hay các vết lở ngứa ngoài da. Rễ ớt, nhất là ớt hiểm, sắc uống để trị bệnh sốt rét.
Một số bài thuốc nam công dụng có ớt
+ Chữa rụng tóc do hóa trị liệu
+ Giảm đau do ưng thư
+ Chữa ăn uống kém tiêu do ung thư
+ Chữa ăn uống chậm tiêu
+ Chữa đau thắt ngực
+ Chữa đau dạ dày do lạnh
+ Chữa viêm khớp mạn tính
+ Chứa bệnh chàm
+ Chứa tai biến mạch máu não
+ Chữa rắn rết cắn
+Chữa bệnh vẫy nến
+ Chữa mụn nhọt
*Một số bài thuốc chữa bệnh
Chữa đau lưng, thấp khớp, đau dây thần kinh: Quả ớt giã nát, ngâm rượu với tỷ lệ 1/2 (một phần ớt tươi, 2 phần rượu) dùng xoa bóp. Có thể lấy hạt ớt phơi khô, tán bột viên làm
cao dán (dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác)...
Chữa trúng phong, răng cắn chặt: Lá ớt tươi (loại ớt chỉ thiên) 30-50 g, giã nát, thêm nước và ít muối, đổ nước vào miệng còn bã đắp vào răng, người bệnh sẽ tỉnh lại.
Chữa sốt rét:Lá ớt tươi 30 g giã nát, hòa với nước đun sôi để nguội, chắt nước cốt uống trước khi lên cơn sốt 2 giờ. Ngày 1 lần, dùng trong 5-7 ngày liền.
Chữa phù thũng: Lá ớt tươi 30-40 g, sao vàng, sắc uống trong ngày.
Chữa rắn rết cắn, côn trùng đốt: Ớt tươi 15 quả, lá đu đủ 3 lá, rễ ớt chỉ thiên 80 g, tất cả giã nát, thêm nước, gạn nước uống, bã dùng đắp lên vết cắn. Nếu là rết và côn trùng đốt dùng lượng ít hơn. Có thể dùng riêng lá ớt tươi lượng vừa đủ giã nát, đắp vào vết cắn. Sau 15-30 phút nếu còn đau nhức làm thêm lần nữa.
Chữa eczema: Lá ớt tươi 30 g, me chua 20 g, hai thứ giã nát đắp, dùng 5-10 ngày là khỏi.
Chữa mụn nhọt, đinh độc, vết thương: Lá ớt, lá na, lá bồ công anh, lá tử vi, lá táo mỗi thứ 10-20 g, giã nát với một ít muối, đắp. Hoặc: Lá ớt, cành xương rồng bà có gai, lá mồng tơi mỗi thứ 5-10 g, giã nát nhuyễn, đắp.
Chữa đau bụng kinh niên:Rễ ớt, rễ chanh, rễ xuyên tiêu mỗi thứ 10 g sao vàng,
sắc uống trong ngày, dùng nhiều ngày.
*Một số loại thuốc từ ớt
Thuốc chứa chiết xuất từ ớt dùng ngoài da dưới dạng cồn, giúp kích thích tại chỗ, làm giãn mạch, làm tan máu bầm, giảm đau.
Đã có nghiên cứu dùng kem chứa hoạt chất capsicain để phong tỏa thần kinh dưới vết thương ở da, trị đau thần kinh do bệnh zona.
Chiết xuất từ ớt kết hợp với các hoạt chất khác đã được dùng khá nhiều trong Tây y dưới nhiều dạng thuốc như:
- Thuốc ngoài da dạng kem: Baume Saint Bernard crème dùng kháng viêm giảm đau kết hợp
với salicylat methyl, long não, menthol.
- Thuốc ống uống: Complex Lehning Euphrasia 115 hoặc 58 dùng trong nhãn khoa.
- Thuốc dạng que chấm lên da: Curoma baton dùng kháng viêm.
- Thuốc viên ngậm dưới lưỡi: Slimum cp sublingual hỗ trợ điều trị béo phì.
*Một số nghiên cứu mới về tác dụng của ớt
+Phương thuốc “nóng” trị đau lưng: Cao dán ớt dùng điều trị các cơn đau như đau lưng, viêm khớp và các cơn đau cơ xương khác. Cao dán giúp cải thiện tuần hoàn máu, thư giãn cơ và giảm cơn đau. Sau khi rửa sạch và lau khô chỗ đau, dán tấm dán lên trong 24 giờ. Trước khi dán, nên thử test trước ở diện tích nhỏ để đề phòng quá nóng gây kích thích da. Cao dán sẽ lan tỏa hoạt chất dưới sức nóng của da. Không dùng với da nhạy cảm hoặc đang bị bệnh ngoài da
+Ớt chống ung thư tiền liệt tuyến: Các nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu y khoa Cedars-Sinai (Mỹ) cho chuột đã cấy tế bào ung thư của người uống dung dịch chứa tinh chất ớt 3 lần/tuần. Họ thấy tế bào ung thư tuyến tiền liệt dần dần bị hủy hoại, quá trình phát triển khối u của tuyến tiền liệt cũng chậm lại.
+Các nhà khoa học của viện đại học Pittburg (Mỹ) thì cho rằng ớt có thể làm chậm quá trình phát triển của tế bào ung thư, đặc biệt với ung thư tuyến tụy. Đó là tác dụng của chất cay capsicain. Chất cay này giữ vai trò xúc tác, làm cho tế bào ung thư tự phá hủy nhưng không gây hại cho các tế bào bình thường.
+Giảm nôn ói sau phẫu thuật: Tinh chất ớt cũng giúp làm giảm tình trạng nôn ói sau các ca phẫu thuật cắt bỏ tử cung. Trong một nghiên cứu, cao dán được đặt vào các huyệt đạo trước khi gây mê và lấy ra 8 giờ sau phẫu thuật. Kết quả là tỷ lệ nôn ói hậu phẫu giảm một nửa.
Phương pháp chiết tách
Thực tế trong ớt không chứa duy nhất capsaicin. Ớt có thể chứa:
Capsaicin - (8-Methyl-N-vanillyl-trans-6-nonenamide) ( chiếm 65-70%)
Dihydrocapsaicin ( N-(4-Hydroxy-3-methoxybenzyl)-8-methylnonanamide )( chiếm 19-25%)
Nordihydrocapsaicin ( N-(4-Hydroxy-3-methoxybenzyl)-7-methyloctanamide) ( chiếm 5-8%)
Homodihydrocapsaicin ( N-(4-Hydroxy-3-methoxybenzyl)-9-methyldecanamide) ( chiếm 0.4-1.2% )
Homocapsaicin ( (3E)-N-(4-Hydroxy-3-methoxybenzyl)-9-methyldec-7enamide) (chiếm 0.2-0.8%)
Các chất này không tan trong nước, tan tốt trong cồn và chất béo.
Do đó,để trích ly, chúng ta thực hiện việc hòa tan/bay hơi trong cồn. Để bảo
quản thì hòa tan trong glycerin hoặc dầu ăn.
Các chất này có trong hạt và thịt của trái ớt. Bạn có thể xay ớt ra. Ngâm chúng trong cồn 98 độ trong 1 ngày.Lọc qua giấy lọc. Sấy nhẹ ở 40 độ C cho đến khi bay hơi hết cồn. Bạn sẽ thu được bột sáp vàng.Hòa tan,lọc lần nữa để làm sạch lượng sáp. Khoảng 5 kg ớt sừng trâu có thể thu được 150-300 gram hỗn hợp các chất capsaicin dạng tinh thể không màu hay ở trạng thái sáp đục.
Lưu ý khi thực hiện cần phải đeo mặt nạ có bảo hộ mặt, đeo găng tay.Phòng thí nghiệm phải thoáng khí.Khi sấy,cần sấy trong lò sấy có chế độ hút khí. Không phơi dung dịch cồn chứa chất này ngoài nắng.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: