Ngày nay, sự phát triển của khoa học - công nghệ đạt trình độ cao, có thể giúp giải quyết nhiều vấn đề không chỉ trong lĩnh vực vật lý có thể được áp dụng để nghiên cứu trong các lĩnh vực khác nhau. Một trong số đó là lý thuyết mô phỏng đóng một vai trò ngày càng quan trọng đối với việc nghiên cứu các hệ phức tạp trong vật lý, hóa học, sinh học ... Cho đến nay, hành vi động học của các hệ sinh vật tồn tại nhiều vấn đề chưa được hiểu rõ, đòi hỏi có những nghiên cứuliên ngành, trongđó các mô hình vật lý luôn luôn đóng một vai trò quan trọng. Chẳng hạn như hành vi schooling, flucking, swarming được nghiên cứu nhiều trong thời gian gần đây bởi nhiều cách tiếp cận khác nhau ngoài sinh học. Chẳng hạn như mô hìnhtoán học Cucker-Smale (IEEE 52, 852-862 (2007)), mô hình vật lý của Vicsek (Phys. Rev. Lett.75, 1226 (1995)) và Tones and Tu(Phys. Rev. Lett. 75, 4326 (1995))... Tham gia vào vấn đề này, chúng tôi sử dụng phương pháp mô phỏng và thu được một số kết quả quan trọng, góp phần nâng cao nhận thức chungvề hành vi của các sinh vật. Cụ thể, chúng tôi đã nghiên cứu ảnh hưởng của các góc nhìn của động vật và giải quyết một số tồn tại hiện nay về vấn đề này. Ngoài ra, chúng tôi đề xuất hai mô hình mới để nghiên cứu, giải thích các hành vi chuyển pha để trên cơ sở mô hình của hệ thống quay vật lý. Điều này khẳng định rằng các phương pháp mô phỏng có một vai trò rất quan trọng đối với lĩnh vực khoa học liên ngành trong đó các lý thuyết vật lý luôn đóng một vai trò hàng đầu.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: