Các quá trình truyền năng lượng nói giữa các tâm phát quang đã được mô tả định lượng bởi các mô hình khác nhau: Foerster (1948), Dexter ( 1953) và Inokuti-Harayama (1965). Trong phần này trình bày mô hình của Foerster và Dexter.
Trong mô hình đầu tiên, Foerster đưa ra cơ chế truyền năng lượng giữa 2 ion bởi tương tác dipole-dipole điện. Ở đấy, các donor và acceptor tương tác với nhau thông qua tường tác tĩnh điện các dipole điện chuyển dời (transition electric dipole) của riêng mình. Tốc độ truyền năng lượng thường thu được dạng:
Trong đó, là khoảng cách chuẩn Foester được định nghĩa là bán kính khoảng cách r giữa D và A để khi đó tốc độ truyền năng lượng vừa bằng tốc độ suy giảm huỳnh quang donor khi không có acceptor. là thời gian sống của donor khi không có acceptor. r là khoảng cách giữa donor và acceptor.
Trong mô hình của Dexter tuy cũng mô tả sự truyền năng lượng giữa 2 ion, nhưng ông đã xây dựng lý thuyết trên cơ sở các tương tác đa cực (tức bao gồm cả lữơng cực, tứ cực) và các tương tác trao đổi. Với tương tác đa cực, tốc độ truyền năng lượng tính được là:
Với s = 6, 8 và 10 tương ứng với các tương tác dipole-dipole, dipole-quadrupole và quadrupole-quadrupole. Còn nếu tương tác đó là tương tác trao đổi ông đã tính được tốc độ truyền năng lượng là:
trong đó, = L là bán kính Bohr hiệu dụng của ion tham gia truyền năng lượng.
Và sau cùng, Inokuti và Hirayama đã xây dựng mô hình trên cơ sở các kết quả của Foester và Dexter . Ông đã tính được hàm số rã ( tức sự tắt dần của cường độ huỳnh quang của donor theo thời gian ) của huỳnh quang của các donor với giả thuyết là có sự phân bố ngẫu nhiên ( random ) của các ion donor và acceptor trong nền và sử dụng cả 2 giả thiết về tương tác : tương tác đa cực và tương tác trao đổi.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: