1. Tại sao ba con đường? Nhà vật lý kỳ tài Richard Feynman từng khuyến khích là nếu có thể thì nên suy diễn, trình bày hay chứng minh một kết quả khoa học nào đó theo nhiều phương pháp khác nhau để rọi sáng vấn đề.
Trước hết cần minh định là chỉ có phương trình E0= mc2hay E = γmc2mới thực sự phản ánh ý nghĩa của thuyết tương đối,E thay đổi theo vận tốc của vật, động năng (½) mv2 là thí dụ cụ thể nhất, còn E0 là năng lượng khi vật đứng yên. Phương trình E0= mc2 và ΔE0= (Δm)c2 chính Einstein đã viết ra.Trong các sách sư phạm nghiêm túc về cơ học tương đối tính (hay thuyết tương đối hẹp), theo Einstein để tránh sự mơ hồ, thậm chí nhầm lẫn về khái niệm khối lượng, ta không nên đưa ra hai ký hiệu: m(v) ≡ γm và m0 ≡ m(v = 0) của một vật, theo đó m0 là khối lượng khi vật bất động và m(v) = m0/√(1− v²⁄c²) là ‘khối lượng tương đối tính’ khi vật chuyển động với vận tốc v.
Chỉ có một khối lượng m trong các định luật vật lý, không có khối lượng m0 của một vật bất động hay khối lượng ‘tương đối tính’ m(v) thay đổi với vận tốc v của mỗi hệ quy chiếu. Trong nhiều sách đại chúng, E = mc2 vẫn thấy, cũng như nhan nhản trên các tấm quảng cáo siêu thị để nói đến vĩ nhân Einstein lè lưỡi, thậm chí phương trình còn được dùng để đùa cợt như ký hiệu mc6 của một đài truyền hình. Nhưng đó lại là một chuyện khác, không khoa học.
2. Henri Poincaré, nhà toán học vạn năng Pháp, năm 1900 (trước năm thần kỳ 1905) đã viết ra E = mc2, nhưng phải nói ngay là phương pháp của ông để tìm ra nó không được nhất quán, chính vì vậy mà tác giả đã quên hẳn đi đến nỗi năm 1908, ba năm sau khi Einstein khám phá raE0 = mc2 , Poincaré - khi so sánh một vật phát xạ ánh sáng với một khẩu đại bác bắn ra một viên đạn - đã viết trong La dynamique de l’électron, Science et Méthode (1908) mấy câu sau đây: ‘’ Khẩu đại bác giật lùi vì viên đạn bị bắn ra đã tác động trở lại. Trường hợp vật phóng quang lại là chuyện khác, ánh sáng phát ra không phải là vật chất, đó là năng lượng, mà năng lượng thì không có khối lượng’’. Qua câu trên, rõ ràng Poincaré dẫu có viết ra E = mc2 thì ông đã quên nó rồi. Poincaré tìm raE = mc2 bằng cách nào? Trước hết, ông xem xét một đoàn sóng ánh sáng có năng lượng E và xung lượng p. Như ta biết, điện từ trường E, H mang một năng lượng tỷ lệ với (|E|2 + |H|2) còn xung lượng thì tỷ lệ với vectơ E × H. Theo định lý Poynting trong điện từ thì p ≡ |p| = E/c, điều chính xác đối với photon không có khối lượng. Cái lầm của Poincaré là dùng phương trình cơ học cổ điển p = mv (vớiv = c) để áp dụng cho đoàn ánh sáng. Đó là một nghịch lý như ta biết ngày nay, vì cơ học cổ điển chỉ áp dụng cho vật di động chậm, v « c. Khi kết hợp hai cái ‘không nên kết hợp’ p = E/c với p = mc, ông thấy E = mc2 và kết luận là ánh sáng với năng lượng E có khối lượngm = E/c2 ≠ 0. Điều kỳ quái là ngày nay hãy còn vài tác giả Pháp bảo hoàng hơn vua khẳng định rằng Poincaré là tác giả phương trình của thế kỷ.
3. Hệ số γ, một giai đoạn trung gian cần thiết. Trong thuyết tương đối hẹp, mỗi không-điểm x phải gắn một thời-điểm t trong một thực tại không-thời gian bốn chiều Minkowski. Một tứ-vectơ không-thời gian là tập hợp mang bốn thành phần với ký hiệu xμ (x0 = ct, x), vectơ vận tốc v = dx/dt, gia tốc a = dv/dt. Nét đặc trưng của phép hoán chuyển Lorentz là có một khoảng cách thời gian dτ bất biến trong mọi hệ quy chiếu, τ là thời gian riêng định nghĩa bởi cdt2 – (dx2 + dy2 + dz2) = cdτ2(phụ chú 3). Vì v2 = (dx2 + dy2 + dz2)/dt2, ta suy ra γdτ = dt, với γ = 1/√(1− v² ⁄c²). Khoảng cách thời gian riêng của mỗi không-điểm được liên kết với những khoảng cách thời gian riêng khác bởi τ = t/γ. Ta tính được một đẳng thức quan trọng:
Sưu tầm: Phước Thể
Nguồn sưu tầm: http://
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: