Công thức hàm mũ: y = a^x với a > 0 và khác 1.
Khi a > 1 thì y tăng.
a< 1 thì y giảm.
Phần 2: Ứng dụng của hàm mũ
Ta xét bài toán sau: Giả sử bạn gửi tiết kiệm với số tiền là P (đvtt), với lãi suất hằng năm không đổi là r và lãi được tính k kỳ. Hãy tìm số tiền (số dư) bạn nhận được sau t năm ?
Xây dựng công thức:
Ta có lãi suất của mỗi kỳ là r/k
- Số dư ở cuối kỳ 1 là: P1 = P + P*r/k = P(1+ r/k)
- Số dư ở cuối kỳ 2 là: P2 = P1 + P1*r/k = P1(1+r/k) = P(1+r.k)^2
- Số dư ở cuối kỳ k là: Pk = P(1 + r/k)^k.
- Do đó số dư sau t năm là: A = P(1 + r/k)^(kt)
Công thức trên được gọi là công thức lãi kép. Công thức này, cho phép ta tính số dư, số tiền gửi, lãi suất cũng như thời gian gửi tiền, ....
Ví dụ: Giả sử bạn gửi tiết kiệm 200 triệu đồng với lãi suất hằng năm là 7%, biết lãi theo tháng. Hãy tìm số tiền bạn nhận được sau 5 năm ?
Giải: Ta có: P = 200 triệu , r = 7%, k = 12 , t = 5
Vậy số tiền bạn có được sau 5 năm là:
A = 200 (1 + 7% / 12)^(12*5) = 283.52 triệu đồng.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: