Trong mọi xã hội, con người cần được giáo dục và đào tạo, trong đó, nhân văn là một phạm trù vô cùng to lớn và có ý nghĩa thiết thực trong mối quan hệ, đối xử của cá nhân với môi trường xung quanh
Trong mọi xã hội, con người cần được giáo dục và đào tạo, trong đó, nhân văn là một phạm trù vô cùng to lớn và có ý nghĩa thiết thực trong mối quan hệ, đối xử của cá nhân với môi trường xung quanh. Bản chất của nhân văn là phản ứng tích cực của cá nhân với môi trường xung quanh gồm có người và người; người và vật; người với các giá trị lịch sử và người với tương lai. Khi con người giáo dục về nhân văn mà không hiểu bản chất của nhân văn thì hiệu quả của giáo dục sẽ không cao, thậm chí phản tích cực. Ở đây, tôi muốn trình bày một vấn đề: Giáo dục nhân văn trong đại học như thế nào?
Qua nhiều tài liệu, báo cáo chúng ta thấy rõ có 2 vấn đề cốt lõi. Giáo dục ở bậc phổ thông và giáo dục ở bậc đại học.
Ở phổ thông, đối tượng tiếp cận thông tin ban đầu đa số là 1 chiều, từ người giáo dục gồm cả cha, mẹ, thầy-cô,... sự tiếp thu ấy ban đầu là thụ động dẫn đến hình thành nhân cách. Dần dần càng lớn hơn thì cá nhân bắt đầu có sự thay đổi, đánh giá lại các yếu tố tác động đó, các giá trị nhân văn rất cần được truyền đạt và tôi luyện trong thơi gian này.
Bước vào ngưỡng cửa đại học, mục tiêu là đào tạo thành những con người có kỹ năng sống và nghề nghiệp. Với kỹ năng sống thì nhân văn là không thể tách rời, nhân văn giúp con người đối xử với nhau tốt hơn, hòa hợp hơn và có niềm tin vào tương lai để có định hướng tốt hơn. Vì vậy, cần tiếp tục truyền tải những thông điệp nhân văn một cách cụ thể, sống động...
Còn tiếp!
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: