Trong phần này, chúng ta sẽ xét bài toán ứng dụng của hàm mũ.
Ta đã biết, nếu gửi số tiền gốc P vào ngân hàng với lãi suất hằng năm là r % trong thời gian t năm, với m lần tính lãi trong 1 năm thì số dư B nhận được khi đáo hạn sẽ là B = P (1+r/m)^(mt).
Ta có các trường hợp tính lãi sau:
- lãi được tính mỗi năm 1 lần (tính lãi hằng năm) thì m = 1
- lãi được tính nửa năm 1 lần (tính lãi 6 tháng một lần) thì m = 2
- lãi được tính 4 tháng 1 lần: m = 4
- lãi đươc tính 4 tháng 1 lần (hằng quý): m=4
- lãi được tính 2 tháng 1 lần: m =6
- lãi được tính hằng tháng: m = 12
- lãi được tính hằng ngày: m = 365
Xét ví dụ cụ thể sau: Giả sử ông A gửi 300 triệu vào ngân hàng với lãi suất hiện tại là 8%/năm. Hỏi, sau 2 năm, ông A sẽ nhận được số tiền là bao nhiêu, biết rằng ngân hàng tính lãi hằng ngày.
Dựa vào đề bài, ta có những giả thiết sau
P = 300, r = 8%=0,08; t = 2; m = 365 thế vào công thức, ta được B = 352,047 (triệu)
Vậy, sau 2 năm, ông A sẽ nhận được số dư là 352,47 triệu (lãi được 52,047 triệu).
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: