Đây là cách giải thích ý nghĩa của đạo hàm riêng.
Như ta đã biết, đồ thị của hàm hai biến là các mặt được vẽ trong hệ toạ độ không gian ba chiều. Trong thực tế, nếu z = f(x, y) thì với một cặp có thứ tự (x, y) thuộc miền xác định của f xác định một điểm trong mặt phẳng xy và giá trị hàm tương ứng z =f(x, y) có thể xem như là “độ cao” tương ứng của điểm này. Đồ thị của f là mặt gồm tất cả các điểm (x, y, z) trong không gian ba chiều mà độ cao của z là bằng f(x, y).
Các đạo hàm riêng của hàm hai biến có thể giải thích hình học như sau. Với mỗi giá trị cố định y0, điểm (x, y0, z) thuộc mặt phẳng thẳng đứng có phương trình y = y0 . Nếu z = f(x, y) và y vẫn giữ không đổi y = y0, thì điểm tương ứng (x, y0, f(x, y0)) thuộc đường cong trong không gian ba chiều chính là mặt cắt của mặt z =f(x, y) với mặt phẳng y = y0. Tại mỗi điểm trên đường cong này, đạo hàm riêng z'x là hệ số góc của đường thẳng thuộc mặt phẳng y = y0 chính là tiếp tuyến với đường cong tại điểm (x, y0, f(x, y0)) . Nghĩa là, z'x là hệ số góc của tiếp tuyến “ theo phương x”. Điều này được minh hoạ trong hình 4.10a.
Tương tự, nếu x được giữ cố định tại x = x0, các điểm tương ứng (x0, y, f(x0, y)) thuộc đường cong là mặt cắt của mặt z =f(x, y) với mặt phẳng x = x0. Tại mỗi điểm trên đường cong này, đạo hàm riêng z'y là hệ số góc của tiếp tuyến thuộc mặt phẳng x = x0. Nghĩa là, z'y là hệ số góc của tiếp tuyến “ theo phương y”. Điều này được minh hoạ trong hình 4.10b.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: