Muộn nhất là vào khoảng thế kỷ V, nền toán học Ấn Độ đã phát hiện hệ đếm thập phân, sử dụng mười chữ số từ 0 đến 9 như chúng ta biết hiện nay.
Rồi tới năm 829, Muhammad Ibn Musa Al-Khwarizmi (780-850) cho xuất bản một cuốn sách đại số, ở đó nhà bác học Ả Rập này đã chấp nhận hệ đếm thập phân.
Tu sĩ xứ Auvergne là Gorbert đã bắt đầu tìm hiểu các chữ số Ả Rập trong chuyến du ngoạn (980) tới Cordoue ở Tây Ban Nha và truyền bá những ký hiệu đó khi trở thành Giáo hoàng Sylvestre II vào tháng 4 năm 999.
Nhưng phải chờ tới nhà toán học Ý Fibonacci (khoảng 1170-1250), còn gọi là Léonard de Pisa, và tác phẩm “Liber Abaci” của ông viết năm 1202, thì khoa học Ả Rập mới được quảng bá ở châu Âu. Và vào năm 1440, với sáng chế máy in chữ rời thì mười chữ số mới có được hình dạng cố định cuối cùng.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: