* Hàm lượng trong cơ thể
- Người nặng 70kg có khoảng 25 – 30mg Mg. Trong đó 70% ở xương, 29% ở cơ bắp và các mô khác, 1% ở trong máu.
- Những tổ chức có hàm lượng Mg cao là: não, dịch trong tế bào và ngoài tế bào, cơ tim, tế bào gan, ruột, tuyến nội tiết và hệ bạch huyết. Hàm lượng magiê trong máu luôn được duy trì ở mức ổn định để đảm bảo cho cơ thể hoạt động bình thường.
* Vai trò của Mg trong cơ thể: cực kỳ quan trọng
- Tham gia hoạt động chuyển hóa vật chất
Mg kích thích khoảng 300 enzyme, chủ yếu là các enzyme tham gia vận chuyển phosphate để tạo năng lượng cho cơ thể.
Kích thích hấp thụ và cố định Ca ở xương, ngăn cản hấp thụ Ca vào các tế bào mềm, góp phần phát triển cho xương, chống lão hóa.
Tham gia cung cấp năng lượng cho hoạt động não: não là cơ quan cung cấp năng lượng nhiều nhất, mỗi tế bào não cần cung cấp năng lượng gấp 10 lần các tế bào khác. Nếu không được cung cấp đủ năng lượng, các tế bào não sẽ bị tê liệt tới mức bị hủy hoại.
- Góp phần ổn định nồng độ Na+ và K+ ở hai bên màng tế bào.
- Chống viêm và chống dị ứng: Mg và vitamin C có tác dụng chống histamine, làm giảm quá trình dị ứng.
- Chống lão hóa: Mg có tác dụng làm giảm tác hại của các gốc tự do và các độc tố nên góp phần làm giảm tốc độ lão hóa
- Mg tham gia vào cấu trúc của các màng mà ở đó nó được liên kết với phospholipid, tham gia ổn định cấu trúc ty lạp thể (hô hấp tế bào) đảm bảo độ bền cho ribosom (tổng hợp protein) và kiểm soát sự toàn vẹn của chuỗi ADN.
- Mg là chất làm dịu thần kinh nhờ vai trò của nó trong cơ chế cố định trên các tế bào thần kinh. Nếu thiếu Mg gây tình trạng kích thích hệ thần kinh – cơ.
Mg làm giảm độ dẫn và giảm độ kích thích cơ tim, chống giảm oxy máu, chống thiếu máu cục bộ, bảo vệ thành mạch, ổn định tiểu cầu.
Mg cần cho hoạt động sinh lý của thận, chức năng sinh sản và chức năng hoạt động của nhiều hormone.
* Nhu cầu về Mg ở người trưởng thành: khoảng 350 – 400mg/ngày, những người lao động thể lực nặng nhọc, vận động viên thể thao cần nhiều hơn 1,5 – 2 lần, trẻ em cần ít hơn (6 tháng tuổi: 30mg; 1 – 3 tuổi: 80mg; 9-13 tuổi: 240mg…).
Lượng magiê trong máu thấp (hypomagnesemia) gặp ở những người cơ thể bị đói triền miên, nghiện rượu, hội chứng đại tràng mạn (đi phân lỏng), xơ gan, giảm chức năng cận giáp, viêm tụy, sử dụng thường xuyên các chất lợi tiểu trong điều trị bệnh tăng huyết áp, hóa trị liệu trong chữa trị ung thư.
* Nguồn cung cấp magiê: Magiê có trong nhiều loại thức ăn khác nhau.
- Các loại rau lá có màu sẫm như rau ngót, cải xanh, rau mùng tơi… có chứa nhiều magiê.
- Trong thịt, sữa, kê, đậu tương, lạc, đậu xanh, khoai lang, một số loại rau thơm.
- Trong một số trái cây như chuối, quả bơ, quả mơ khô.
- Trong nước cứng, nước khoáng, đặt biệt hàm lượng Magiê trong mủ trôm là rất cao.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: