* Hàm lượng trong cơ thể
- Chưa xác định được tổng hàm lượng vitamin E trong cơ thể.
- Trong cơ thể, người ta thấy hàm lượng vitamin E cao ở trong gan, các mô mỡ và ở tuyến yên, tuyến thượng thận, tinh hoàn và tử cung.
* Vai trò
Thường có ba loại vitamin E: α, β, δ – tocopherol, nhưng chỉ có α – tocopherol là có hoạt tính mạnh nhất.
- Tác dụng chống oxy hóa mạnh: thu giữ các gốc tự do được sinh ra trong quá trình chuyển hóa.
- Bảo vệ được các acid béo của màng tế bào khỏi bị hư hỏng bởi các gốc tự do cũng như các hợp chất dễ oxy hóa khác.
- Chống xơ vữa động mạch do làm giảm sự oxy hóa các protein tan trong mỡ mà các protein này tham gia vào quá trình tắc nghẽn động mạch.
- Vitamin E tham gia vào quá trình điều hòa sinh sản. Khi thiếu vitamin E, quá trình tạo phôi của cơ thể bị ảnh hưởng, các cơ quan sinh sản của cơ thể bị thoái hóa.
- Vitamin E tham gia vào quá trình vận chuyển điện tử trong các phản ứng oxy hóa khử và liên quan với dự trữ năng lượng được giải phóng trong các quá trình đó.
- Vitamin E cần thiết cho quá trình phosphoryl hóa, oxy hóa creatin ở cơ, ảnh hưởng tới cấu trúc và chức năng của cơ, tủy sống và một số mô khác.
- Thiếu vitamin E: biểu hiện thiếu máu, suy nhược thần kinh và tổn thương võng mạc. Trong điều kiện ăn uống bình thường, ít xảy ra thiếu vitamin E.
* Nhu cầu:
- Trẻ sơ sinh: 4IU/ngày.
- Trẻ từ 1-3 tuổi: 7IU/ngày.
- Trẻ từ 4-9 tuổi: 10IU/ngày.
- Trẻ từ 10-12 tuổi: 15IU/ngày.
- Người lớn: 18 – 30IU/ngày.
* Hàm lượng trong thực phẩm
Vitamin E có chứa nhiều trong dầu mầm lúa, dầu cọ, dầu oliu, dầu ngô, dầu đậu nành, bơ, ngũ cốc, thịt đỏ, cá, trứng, rau xanh.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: