Những bảng đất sét Lưỡng Hà tìm thấy ở Sure và Uruk (hiện nay là Warka, Iraq) hoặc muộn hơn nhiều ở Nippur (Babylon, 2200-1350 TCN), cho thấy hệ thống đếm đã được ghi chép lại vào thiên niên kỷ thứ III trước CN. Hệ đếm của người Babylon là một hệ cơ số 60, cách tính thời gian của chúng ta bắt nguồn từ đó. Hồi đó chưa biết tới số không và những đơn vị vắng mặt (thiếu) được biểu thị bằng một chỗ khuyết hoặc hai vạch nhỏ.
Hệ đếm Babylon
Trong khi đó hệ đếm của người Ai Cập cổ đại đã dùng nhất quán nhiều ký hiệu tượng hình khác nhau để chỉ các bội số thập phân.
Hệ đếm Ai Cập
Ra đời muộn hơn nhiều ở miền Trung của châu Mỹ, hệ đếm cổ của người Maya là một hệ thống cơ số 20 theo 10 ngón tay và 10 ngón chân. Nhưng hệ thống của họ đã là một hệ đếm theo vị trí và có một số không ở đầu cùng, vốn không phải là một toán tử.
Hệ đếm của người Maya
Vào thế kỷ V trước CN, người Hy Lạp đã sử dụng các chữ trong bảng chữ cái. Đối với các số hàng nghìn người ta lấy lại chín chữ cái đầu tiên kèm theo một dấu phẩy bên trái các chữ cái đó (thí dụ alpha có giá trị là 1 và ,alpha có giá trị là 1000). Hệ đếm này cũng không có số không, nhưng đã được sử dụng suốt một thiên niên kỷ.
Người Hebrew và người Ả Rập đã làm cho hệ thống đếm Hy Lạp phù hợp với bảng chữ cái của họ. Lúc bấy giờ các tính toán được thực hiện với các bàn tính (dụng cụ gảy bằng tay gồm nhiều hàng bi). Ở đó các chữ số biểu thị bằng giá trị những viên bi (từ “tính toán” bắt nguồn từ “calculus”, có nghĩa là viên sỏi).
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: