Trích: Theo BS Phó Thuần Hương/Sức Khỏe Đời Sống và http://daidoanket.vn/la-mieng-voi-nuoc-mia-nong-424810.html
Trước đến giờ, nhắc đến nước mía người ta thường nghĩ tới thức uống uống lạnh để giải nhiệt vào mùa hè. Nhưng ít người biết đến vào thời tiết vào đông, các quán hàng ở cuối phố Hàng Vải (Hà Nội) phục vụ một món nước tương đối đặc biệt và lạ đó là nước mía nóng. Đặc biệt, sau khi được nướng hoặc đun lên, ly nước mía càng quyện thêm hương vị thơm thơm của mùi đường hệt như mùi mật. Nếu là lần đầu tới thưởng thức thứ đồ uông mới mẻ này, hẳn khối người giật mình vì nhìn cốc nước mía giống như cốc sinh tố. Đó là do kỹ thuật chế biến của chủ cửa hàng nơi đây khiến cốc nước mía ở Hàng Vải bao giờ cũng có một hình ảnh cực kỳ thời thượng. Chưa kể một số bạn còn tỏ ra thích thú khi thấy những sợi dừa tươi được phủ trắng như tuyết trên mặt cốc. Uống mía nóng kèm với dừa bùi bùi ngọt ngọt như thế thì còn gì bằng.
Mía được mệnh danh “Thang thuốc phục mạch”. Mía vị ngọt tính hàn (có sách ghi lương và bình). “Mía chủ bổ khí kiêm hạ khí, bổ dưỡng, đại bổ tỳ âm, dưỡng huyết cường gân cốt, an thần trấn kinh tức phong, tả phế nhiệt, lợi yết hầu, hạ đờm hỏa, chi nôn, hòa vị, tiêu phiền nhiệt”.
Mía còn có tên là cam giá và nhiều tên khác. Tính năng công dụng của mía như sau: Mía được mệnh danh “Thang thuốc phục mạch”. Mía vị ngọt tính hàn (có sách ghi lương và bình). “Mía chủ bổ khí kiêm hạ khí, bổ dưỡng, đại bổ tỳ âm, dưỡng huyết cường gân cốt, an thần trấn kinh tức phong, tả phế nhiệt, lợi yết hầu, hạ đờm hỏa, chi nôn, hòa vị, tiêu phiền nhiệt”. Để điều hòa tỳ vị thì đem lùi nướng (để cả vỏ nướng xong mới róc vỏ). Dùng uống chữa ho, hen, nôn, mửa, tình trạng hoảng hốt, tâm thần bất định, trúng phong cấm khẩu, bí đái. Do tính hàn lương nên cấm chỉ định trường hợp tỳ vị hư hàn. Trường hợp cần thiết thì phối hợp với gừng để giảm tính lạnh của mía.
Trích: Theo BS Phó Thuần Hương/Sức Khỏe Đời Sống và http://daidoanket.vn/la-mieng-voi-nuoc-mia-nong-424810.html
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: