Nấm linh chi có tên khoa học là Ganoderma lucidum, một loại nấm thường mọc ở vùng nhiệt đới, đặc biệt là khu vực châu Á. Ngày nay, nấm linh chi trở nên phổ biến và sử dụng rộng rãi trong Đông y bởi một số phân tử của nấm có thể tác động đến sức khỏe của con người.
Theo cuốn thần nông bản thảo, nấm linh chi được chia làm 6 loại: hắc chi (linh chi đen), hoàng chi (linh chi vàng), xích chi (linh chi đỏ), tử chi (linh chi tím đỏ), bạch chi (nấm linh chi trắng), thanh chi (linh chi xanh).
+ Nấm linh chi đỏ: hay là xích chi, hồng chi có màu đỏ là loại nấm linh chi có nhiều tác dụng nhất, có vị đắng, tính bình, không độc. Có tác dụng tăng cường trí tuệ, bổ máu, tốt cho hệ tim mạch, chữa trị chứng khó thở, đau tức ngực, ích tâm khí...
+ Nấm linh chi vàng: còn được gọi là kim chi hay ngọc chi, có màu vàng vị ngọt, tính bình, không độc. Nấm linh chi vàng có tác dụng ích tỳ khí, trung hòa, an thần.
+ Nấm linh chi xanh hay là long chi có màu xanh. Nấm linh chi xanh có vị chua, tính bình, không độc, chữa sáng mắt, bổ gan khí, an thần, tăng trí nhớ.
+ Nấm linh chi trắng: hay là ngọc chi, bạch chi có màu trắng, mang vị cay, tính bình, không độc, ích phổi, thông mũi, cường ý chí, an thần, chữa ho nghịch hơi.
+ Nấm linh chi đen: Hắc chi hay huyền chi: Hắc chi có màu đen, vị mặn, tính bình, không độc. trị chứng bí tiểu, ích thận
+ Nấm linh chi tím đỏ: tử chi hay mộc chi, loại này có màu tím, đặc trưng. Mang vị ngọt, tính bình, không độ, bảo thần, làm cứng gân cốt, ích tinh, đẹp da.
Nấm linh chi có thể ăn sống nhưng chúng thường được chế biến dưới dạng bột hoặc chiết xuất các phân tử của nấm. Vậy nấm linh chi có tác dụng gì, lợi ích đối với sức khỏe như thế nào?
Tác dụng đầu tiên và quan trọng nhất của nấm linh chi đó là giúp tăng cường hệ miễn dịch, bởi chúng có thể ảnh hưởng đến các gen trong tế bào bạch cầu, thậm chí, một số loại nấm linh chi còn có thể thay đổi quá trình viêm nhiễm trong các tế bào bạch cầu.
Đối với những bệnh nhân ung thư, phân tử trong nấm linh chi có tác dụng làm tăng khả năng hoạt động của tế bào bạch cầu, bảo vệ cơ thể trước tác nhân gây nhiễm trùng và chống lại một số loại ung thư. Ngoài ra, sử dụng nấm linh chi có thể làm tăng số lượng các tế bào bạch cầu bạch huyết ở những bệnh nhân ung thư đại trực tràng.
Nấm linh chi không chỉ giúp tăng cường, cải thiện hệ miễn dịch trên bệnh nhân mà còn trên người bình thường, giúp họ có một hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn. Nhìn chung, tác dụng của nấm linh chi đối với bệnh nhân ung thư là cải thiện chức năng của tế bào lympho, chống lại nhiễm trùng và ung thư. Tuy nhiên, lợi ích này trên người trưởng thành khỏe mạnh cần được nghiên cứu thêm.
Hiện nay, nhiều bệnh nhân sử dụng nấm linh chi vì trong nấm có đặc tính chống ung thư, tiêu diệt các tế bào ung thư như ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đại trực tràng, ung thư ruột già. Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để khẳng định ảnh hưởng có lợi của nấm linh chi trên bệnh nhân ung thư.
Ngoài đặc tính chống ung thư, nấm linh chi giúp tăng hoạt động của các tế bào bạch cầu, giúp cơ thể chống lại bệnh ung thư và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Tuy nhiên, nấm linh chi chỉ nên được sử dụng như một liệu pháp kết hợp với phương pháp điều trị truyền thống chứ không nên dùng để thay thế và cần có thêm nhiều nghiên cứu chất lượng về ảnh hưởng của nấm linh chi đối với bệnh nhân ung thư.
Một lợi ích phổ biến khác của nấm linh chi là giúp làm giảm mệt mỏi và trầm cảm, tình trạng suy nhược thần kinh (đau đầu, chóng mặt), và giúp cải thiện chất lượng cuộc sống.
Mặc dù nấm linh chi có thể mang lại nhiều lợi ích đối với người bị bệnh, nhưng đối với người trưởng thành khỏe mạnh cần được nghiên cứu, làm rõ thêm.
Bên cạnh đó, một vài tác dụng nổi bật của nấm linh có thể kể đến như:
Không giống như một số loại thực phẩm bổ sung, liều lượng của nấm linh chi có thể thay đổi tùy vào dạng sử dụng là nấm hay chiết xuất của nấm. Tùy thuộc vào kích thước của nấm, liều dùng có thể dao động trong khoảng 25 - 100 gam.
Tuy nhiên, nấm linh chi thường được dùng dưới dạng chiết xuất khô. Khi đó, liều lượng có thể ít hơn khoảng 10 lần so với khi dùng dạng nấm. Ví dụ, 5 gam chiết xuất từ nấm tương đương với 50 gam nấm linh chi. Liều lượng chiết xuất nấm sẽ khác nhau nhưng thường dao động từ 1,5 - 9 gam mỗi ngày.
Ngoài ra, liều dùng của nấm linh chi có thể thấp hơn khi dùng một số sản phẩm có bổ sung nấm vào thành phần, do chúng chỉ sử dụng một số phần nhất định của chiết xuất từ nấm. Do đó, để biết liều dùng khuyến nghị, trước tiên cần xác định dạng nấm được sử dụng là nấm gì, chiết xuất từ nấm hay thực phẩm có bổ sung nấm.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: