“Nhân trần ích mẫu đi đâu?
Để cho gái đẻ đớn đau thế này?”
Đấy là 2 câu thơ dân gian nói lên 1 trong những công dụng của ích mẫu thảo [1].
Cây ích mẫu có tên như vậy vì có ích cho người mẹ (Ích là có ích, mẫu là mẹ).
Từ lâu vị ích mẫu được nhân dân ta dùng để chữa bệnh phụ nữ. Thường ích mẫu dùng trong trường hợp đẻ xong bị rong huyết (cầm máu tử cung), chữa viêm, mạc dạ con, kinh nguyệt quá nhiều, hoạt huyết điều kinh, giảm đau [2].
Đông y cho rằng, ích mẫu có vị cay đắng, tính mát, đi vào kinh can và tâm bào nên có tác dụng hoạt huyết, khứ ứ, sinh tân (thải huyết ứ, sinh huyết mới), tiêu thủy nên còn là thuốc có tác dụng trị nhiều bệnh cho chị em như điều kinh tiêu thủy, chữa kinh nguyệt không đều (rối loạn kinh nguyệt), đau bụng kinh, kinh nguyệt ra nhiều, máu ứ tích tụ sau khi sinh đẻ, làm an thai, giảm đau, làm dễ đẻ, thống kinh, bế kinh, phù nề cổ trướng... Hạt dùng vào thuốc phụ khoa, làm cho dạ con mau co lại, co tử cung, làm thuốc lợi tiểu. Hạt ích mẫu có vị cay, tính hơi ấm, tác dụng bổ can thận, ích tinh sáng mắt, bổ huyết, hoạt huyết và điều kinh [3].
Ích mẫu có thể dùng khô hoặc tươi để làm thuốc hoặc hãm như trà để uống. Cả hai loại đều có dược tính như nhau nhưng nên chú ý liều dùng, thường đối với thuốc thang là 9 – 30g còn dùng tươi có thể từ 12 – 40g. Chú ý: Không được dùng cho phụ nữ có thai, phụ nữ kinh nguyệt ra nhiều, người bị máu khó đông vì tăng nguy cơ chảy máu [4].
1. https://bacsydayroi.com/dinh-duong/cong-dung-cua-ich-mau-thao/
2. Đỗ Tất Lợi (2009), Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam, Nhà Xuất Bản Y Học-Nhà Xuất Bản Thời Đại, Hà Nội.
3. https://suckhoedoisong.vn/cay-ich-mau-vi-thuoc-cua-quy-ba-16924974.htm
4. https://youmed.vn/tin-tuc/ich-mau-than-duoc-cho-phai-nu/https://youmed.vn/tin-tuc/ich-mau-than-duoc-cho-phai-nu/
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: