Trích nguồn: https://orenbe.com/
– Đầu tiên, bản thân trà thảo dược có thể giúp phát huy tác dụng điều trị của nó. Trà thảo dược có lợi cho việc phát huy tác dụng thuốc. Những loại thảo dược chứa nhiều tinh dầu và có hương thơm như trần bì, trà hoa hồng, hoa cúc rất có hiệu quả khi được bài chế bằng phương thức trà thảo dược nhưng phải tránh nấu quá lâu. Những loại thảo dược được bào chế thành dạng bột, mặt tiếp xúc với dung môi rát lớn, hơn nữa có thể pha nhiều lần cho đến khi mùi vị nhạt đi, như vậy càng có lợi trong việc tận dụng hết các chất trong trà thảo dược.
– Thứ hai là nguyên liệu của các phương thuốc trà thảo dược dễ tìm, tiện lợi khi sử dụng, cho nên nó dễ được nhiều người tiếp nhận.
– Thứ ba là trà thảo dược giúp giảm áp lực về tinh thần khi uống thuốc tây, tránh bị bệnh đau dạ dày, có lợi cho việc điều trị các bệnh mãn tính.
– Thứ tư vì trong trà thảo dược ít dùng dược phẩm, thường sử dụng những nguyên liệu có sẵn trong thiên nhiên, cho nên chúng ta vừa có thể tiết kiệm dược liệu, vừa tiết kiệm chi phí điều trị bệnh. 3. Những chú ý khi uống trà thảo dược. Khi uống trà thảo dược thì phải nhớ những điều “cấm kỵ” sau: Để đảm bảo an toàn khi uống trà thảo dược, ngoài các thai phụ cần phải chú ý kiêng kỵ, chúng ta cũng cần kiêng các món ăn lạnh, chua. Khi uống những trà thảo dược trị ho, cần tránh ăn các loại cá tôm, cua. Khi uống trà thảo dược thanh nhiệt giải độc, nên tránh ăn những thức ăn cay, có mỡ hoặc có mùi tanh hôi. Khi uống trà thảo dược trị bệnh ợ hơi khó tiêu, nên tránh các loại đậu, khoai lang…
Lưu ý khi uống trà thảo dược
– Khi uống trà thảo dược, chúng ta phải biết “trà kỵ”: Thứ nhất là tránh uống các loại trà quá nóng. Thứ hai là tránh uống trà quá lạnh. Thứ ba là những phụ nữ đang cho con bú tránh uống những loại trà được pha quá đậm. Thứ tư là những người bị bệnh về van tim nên tránh uống trà quá đặc. Thứ năm là không nên uống trà sau khi đã uống thuốc aspirine. Thứ sáu là tránh uống những loại trà đã bị mốc.
Bạn nên hiểu rõ rằng không phải các loại trà thảo dược có thể trị được tất cả các loại bệnh và không phải tất cả các loại thảo dược đều có thể dùng làm trà. Những loại thảo dược sau đây không nên sử dụng dùng làm trà:
Trong những loại thuốc Đông y có chứa chất aconitine (ô dầu) như aconitum carmichacli (xuyên ô) cần phải nấu thật lâu mới có thể giảm đi độc tính của hcaast aconitine.
Các loại xài thảo, ô tiêu xà, thủy điệt (con đỉa), nếu ai đang kiêng kỵ mùi tanh thì không nên dùng.
Các loại vỏ sò, khoáng thạch, mẫu lệ (con hào), thach quyết minh cần phải nấu trong thời gian lâu mới tiết ra chất có tác dụng điều trị bệnh.
Những loại đắng quá hoặc cay quá, khó uống, không thích hợp pha và trà thảo dược để dùng. các loại Dược Trà này có tác dụng giải nhiệt chống khát, lợi niệu giải độc, kích thích tiêu hóa, làm giảm mỡ máu và chống béo phì, tăng hưng phấn và cải thiện trí nhớ, tăng cường chức năng miễn dịch, chống viêm loét đường tiêu hóa, chống dị ứng, kháng khuẩn tiêu viêm, chống ôxy hóa và tiêu trừ các gốc tự do, chống phóng xạ, chống mệt mỏi và dự phòng các bệnh lý mạch máu não và đặc biệt còn có tác dụng chống ung thư. Tuy nhiên cần tuân thủ nguyên tắc tìm hiểu kỹ về các loại dược liệu trước khi sử dụng vì dù là thành phần thiên nhiên nhưng vẫn ảnh hưởng đến sức khoẻ nếu không dùng đúng chủng loại và nguồn gốc.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: