1. Đặc điểm nguyên liệu
Họ Gừng (Zingiberaceae) là một trong các họ thực vật khá lớn, gồm 45 chi, trên 1300 loài, trong đó có nhiều loài được dùng làm thuốc hoặc gia vị.
Theo các tài liệu đã cho thấy ở Việt Nam và các nước Đông Dương, chi Curcuma gồm có các loài sau:
* Curcuma aeruginosaRoxb. (Nghệ xanh)
* Curcuma angustifoliaRoxb. (Nghệ lá hẹp)
* Curcuma aromaticaSalisb. (Nghệ trắng, nghệ rừng)
* Curcuma cochinchinenis Gagnep. (Nghệ Nam Bộ)
* Curcuma elata Roxb. (Mì tinh rừng)
* Curcuma longa Linn. (Curcuma domestica Valet.): Nghệ nhà, uất kim, khương hoàng.
* Curcuma gracillima Gagnep. (Nghệ mảnh)
* Curcuma harmandii Gagnep.
* Curcuma parviflora Wall. (Nghệ hoa nhỏ)
* Curcuma pierreana Gagnep. (Bình tinh chét, mì tinh tàu)
* Curcuma thorelii Gagnep. (Nghệ Thorel)
* Curcuma trichosantha Gagnep.
* Curcuma xanthorhiza Roxb. (Nghệ rễ vàng)
* Curcuma zedoaria Rosc. (Tam nại, nga truật, nghệ đen)
Ở Việt Nam có chừng 18 loài nghệ gồm các loài: Curcuma aromatica, Curcuma cochinchinensis, Curcuma thrichosantha, Curcuma domestica, Curcuma aeruginosa, Curcuma pierreanna, Curcuma angustifolia, Curcuma zedoaria, Curcuma xanthorhiza, Curcuma elata Roxb., Curcuma rubescens, Curcuma singularis, Curcuma harmandii, Curcuma parviflora. Nhiều loài nghệ trong số này đã dược nghiên cứu ở Việt Nam. Một số loài tuy có tên trong sách phân loại nhưng hiện nay không tìm thấy, ngược lại một số loài nghệ khác được tìm thấy nhưng chưa được định danh.
Nghệ đen (Curcuma zedoaria), Củ (rễ) nghệ đen (Nga Truật, Bồng Truật, Tam nại, ngãi Tím). Họ gừng (Zingiberaceae)
Nga truật - (Rhizoma zedoariae) là thân rễ phơi khô của cây nghệ đen (Curcuma zedoaria). Nga truật là loại cây thảo, cao từ 1-1,5m. Thân rễ hình nón với nhiều nhánh phụ thon như hình quả trứng, tỏa xung quanh như hình chân vịt, mang nhiều củ. Cây, củ mẫm và chắc. Ngoài những củ chính, còn có những củ phụ có cuống hình trứng hay hình quả lê màu trắng. Lá có bẹ to ôm vào chân cây ở phía dưới, có đóm tía đỏ ở gần giữa mặt trên, lá dài 30-60cm, rộng 7-8cm. Cuống lá ngắn hoặc không có. Hoa màu đỏ, đài có thùy hình mác tù, dài 15mm, thùy giữa nhọn; Cánh môi hẹp ở phía dưới và rộng ở phía trên, mọc ngang, dài từ 15-20cm, thường mọc trước khi ra lá, cụm hoa tập trung thành bông hình trụ, mọc lên từ thân rễ. Lá bắc phía dưới hình trứng hay hình mác tù màu xanh lục nhạt, đầu lá màu đỏ, không mang hoa. Quả hình trứng, ba cạnh, nhẵn. Hạt thuôn, áo hạt trắng. Mùa có hoa quả vào tháng 3-5.
Cây nga truật mọc hoang ở khắp rừng núi Việt Nam, phát triển rất tốt ở những nơi ven suối nước và những rẫy, nương đất khô, xốp có độ ẩm của vùng trung du, miền núi. Nga truật được trồng đại trà bằng thân rễ.
Bộ phận dùng là rễ (củ) tươi hoặc khô. Thu hái về cắt bỏ rễ con, luộc chín. Có nơi ngâm dấm, cứ 600g nga truật ngâm với 160g dấm và 160g nước. Sau đó cho vào niêu hoặc ấm đất đậy nắp kỹ, đun cho đến khi vừa cạn rồi thái mỏng phơi khô. Thu hái vào đầu tháng 11-12, loại bỏ cây, thân và lá.
2. Thành phần
Trong nga truật có từ 1-1,5% tinh dầu; 3,5% chất nhầy, chất nhựa và curcumin. Trong tinh dầu, thành phần chủ yếu gồm 48% sesquiterpen ancol, 35% Zingibezen, 9,6% Cinecol, các alpha pipen, D - camphen, D - campho, D - bornecol [28]
Công thức hoá học, khối lượng phân tử và công thức cấu tạo của curcumin
* Công thức hoá học: curcumin là một hỗn hợp gồm curcumin I, curcumin II, curcumin III
+ Curcumin I: C21H20O6 : 1,7-Bis(4-hydroxy-3-methoxyphenyl)-hepta-1,6-diene-3,5-dione.
+ Curcumin II: C20H18O5 : 1-(4-Hydroxyphenyl)-7-(4-hydroxy-3-methoxy-phenyl)-hepta-1,6-diene-3,5-dione
+ Curcumin III :C19H16O4 : 1,7-Bis(4-hydroxyphenyl)-hepta-1,6-diene-3,5-dione
* Khối lượng phân tử
Curcumin I : 368,39
Curcumin II : 338,39
Curcumin III : 308,39
* Công thức cấu tạo
Curcumin I : R1 = R2 = -OCH3
Curcumin II : R1 = -OCH3 ; R2 = H
Curcumin III : R1 = R2 = H
+ Secquitecpen như: 1,5,9-Cyclodecatriene,1,5,9-trimethyl(0,46%), isocaryophyllene(0,39%), germacrene B(5,91%), Alpha- Caryophyllene(1,79%), Eremophila-1(10),11-diene(2,34%), Eudesma-4(14),7(11)- diene(2,82%)…
+ Các dẫn xuất của secquitecpen nhưGemacra-3,7(11),9-trien-6-one(E,E) (15,53%), 1H-Cyclopro[e]azulen-7-ol, decahydro-1,1,7-trimethyl-4-methylene(7,81%), Spathulenol(5,23%)…
+ Ngoài ra còn có một thành phần lớn là axit và phenol như Tricyclo 5.1.0.02,4 oct-5-ene-5-propanoic acid 3,3,8,8-tetra methyl(15,83%), Phenol, p-(2-methylallyl)-( 11,45%)…
Trước đây, người ta dựa vào đặc điểm hình thái thực vật để phân biệt các loài nghệ. Ngày nay, ngoài đặc điểm thực vật, có thể dựa vào thành phần hóa học để giúp phân biệt các loài nghệ. Theo tài liệu của Phạm Hoàng Hộ thì tại Việt Nam còn có một loài nghệ được gọi là Curcuma rubens Roxb. Loài nghệ này có nạc củ màu ngà, lá có sọc tía, thân lá có màu tía. Cụm hoa có các chót lá hoa màu tím. Tại Tây Nguyên có một loài nghệ được mô tả như loài nghệ trên. Tuy nhiên màu nạc củ của loài nghệ này thay đổi có thể có màu tím như khoai tía hoặc có màu ngà, tùy theo sự phát triển.
3. Tính chất cơ bản
3.1. Tính chất vật lý
- Tinh dầu dạng sệt, có mùi đặc biệt, giống như mùi thơm của dầu long não, có màu nâu.
- Curcumin: Có màu vàng cam (tinh thể hoặc vô định hình).
3.2. Tính chất hóa học
- Phát hiện ancol trong tinh dầu:Trong ống nghiệm thật khô, cho 1 giọt tinh dầu, 0,3ml disufua cacbon vào100mg KOHđã nghiền nhỏ. Lắc hỗn hợp 5 phút, nếu xuất hiện màu hoặc tủa vàng là phản ứng dương tính. Nếu không có phản ứng, thêm 1-2 giọt amoni molybdat 1%. Sau đó axit hoá từ từ hỗn hợp với H2SO4 1M. Làm lạnh hỗn hợp và thêm 2-4 giọt CHCl3. Lắc mạnh hỗn hợp và để yên. Nếu lớp CHCl3 có màu tím là phản ứng dương tính.
- Phát hiện anđehit và xeton:1 giọt tinh dầu hòa vào 2-3 giọt EtOH tuyệt đối + 1 giọt thuốc thử 2,4-đinitrophenyl hidrazin (hoà nóng 5 gam 2,4-đinitrophenyl hidrazin trong 60ml H3PO4 85% pha loãng với 39,5ml EtOH). Nếu có kết tủa đỏ, chứng tỏ có nhóm cacbonyl thơm. Nếu màu vàng cam là có dây nối đôi ở vị trí α, β. Nếu vàng: cacbonyl bão hoà. Thêm 1 giọt KOH 2N trong EtOH, màu sẽ chuyển sang đỏ thẫm, màu mận chín hoặc xanh.
Ngoài ra, anđehit còn cho màu đỏ với thuốc thử Schiff và khử dung dịch Tollens (dung dịch AgNO3 trong dung dịch NH3).
- Phát hiện este: Este cho phản ứng với dung dịch kiềm hyđroxylamin ở nóng. Để nguội, axit hoá bằng HCl. Thêm 1 giọt dung dịch FeCl3 và pha loãng với nước. Dung dịch có màu mận tía.
Nếu có mặt các phenol trong hỗn hợp thử thì sẽ có màu đỏ, café, xanh, lục hoặc đen tuỳ bản chất của phenol.
- Phát hiện hợp chất phenol:Dùng thuốc thử FeCl3 (2,5g FeCl3 hoà trong 50ml H2O, thêm EtOH vừa đủ 100ml). Do một số chất gọi là Criptophenol như Ơgienol, Vanilin không cho phản ứng màu với FeCl3 nên để phát hiện chúng phải dùng dung dịch FeCl3 trong CHCl3 có thêm pyridin.
- Các hợp chất không bão hoà:1-2 giọt tinh dầu hoà tan trong 0,5-1ml tetraclorua cacbon. Cho vào đó, từng giọt dung dịch 2% brom trong CCl4. Nếu có hợp chất không bão hoà thì màu của brom sẽ biến mất sau 1 phút.
Các phenol và một số hợp chất thơm có nhóm metilen cũng cho phản ứng dương tính. Để phân biệt nên làm thêm phản ứng Baeyer:
2 giọt tinh dầu hoà trong 1-2ml axeton (đã xử lý bằng KMnO4 và cất lại). Cho từng giọt dung dịch KMnO4 1%. Lắc. Nếu có tủa màu café do KMnO4 bị khử, chứng tỏ có hyđrocacbua không no và 1 số chất khử khác như andehit. Các hợp chất hiđrocacbua thơm, este thơm và một số phenol còn cho phản ứng với hỗn hợp H2SO4-Formandehit. Dẫn xuất benzen sẽ cho màu hồng hoặc vàng cam ngay sau khi cho thuốc thử; còn dẫn xuất naphtalen thì cho màu lục hoặc ve.
- Dung dịch Vanilin-H2SO4 (2g Vanilin +1g H2SO4 pha thành 100ml với EtOH 96%) cũng là thuốc thử đặc trưng để xác định các hợp chất phenol trong tinh dầu, đặc biệt trong kỹ thuật phân tích bằng sắc ký lớp mỏng. Phản ứng cho các màu hồng, đỏ, nâu tuỳ bản chất các dây nối đôi trong các hợp chất phenol. Còn có thể dựa vào màu sắc để phân biệt 2 đồng phân (ví dụ, Ơgienol cho màu đỏ, Iso ơgienol có màu nâu).
4. Phương pháp chiếc táchcurcumin, tinh dầu
4.1. Chiết loại và tách tinh dầu
Nên tiến hành thí nghiệm với nghệ khô vì nghệ tươi chứa nhiều nước và nhựa nên quá trình chiết sẽ khó khăn, tốn nhiều thời gian và dung môi mà lại ít hiệu quả.
Việc thực hiện chiết loại tinh dầu trước khi chiết curcumin là để lấy tinh dầu nghệ ra khỏi nguyên liệu, làm cho quá trình chiết curcumin sau này đơn giản hơn, curcumin sẽ không có mùi nghệ và lượng tinh dầu cũng ít bị hao hụt. Ngoài ra, phần lớn nhựa của củ nghệ cũng được loại bỏ, tạo thuận lợi cho quá trình tinh chế sau này.
Trong trường hợp này, nên dùng bình chiết Soxhlet để chiết tinh dầu khỏi nguyên liệu ngay từ bột nghệ, trước khi chiết curcumin.
òDụng cụ: Bộ dụng cụ chiết Soxhlet, nhiệt kế 2000 C, ống đong 100 ml, thiết bị tách dung môi.
òHóa chất: đietyl ete,n-hexan.
òTiến hành:
Cho một thể tích dung môi vào bình cầu đáy bằng 500ml cho khoảng 70 gam nghệ bột vào bao vải có lót một lớp giấy lọc, lắp dụng cụ, chú ý tại các khớp nối có nhám phải bôi trơn bằng vazơlin để tránh dung môi bay ra, gây thất thoát trong quá trình chiết. Gắn nhiệt kế vào dụng cụ để theo dõi nhiệt độ của quá trình. Nhiệt độ sôi sẽ tăng dần sau khi có hòa tan thêm tinh dầu.
Tiến hành chiết liên tục như vậy trong các điều kiện: Thời gian chiết tinh dầu tối ưu với dung môi đietyl ete là 7 giờ, với dung môi n-hexan là 9 giờ. Tỷ lệ rắn(gam)/lỏng(ml) tối ưu là 1/3,tuổi nghệ già, khi đó ta sẽ xác định được điều kiện tối ưu để chiết tinh dầu.
Hỗn hợp tinh dầu + dung môi được lọc bằng giấy lọc thường để loại chất rắn đọng dưới đáy bình. Chất rắn ở đây chủ yếu là bột nghệ nhỏ bị lọt ra ngoài bao vải đựng. Dung dịch sau khi lọc đem đi cất bằng dụng cụ tách dung môi:
Dụng cụ tách này được gắn vào một máy hút chân không để cho bình đựng dung dịch cần tách không bị rơi trong quá trình quay và việc tách dung môi xảy ra nhanh hơn. Tuy nhiên do nhiệt độ sôi của đietyl ete thấp (340C) nên có thể không dùng máy hút chân không và cho quay chậm khoảng 60 vòng/phút, bắt đầu ở nhiệt độ 300C. Ta thu nhận lại dung môi để làm tiếp. Sau đó tăng nhiệt độ dần đến 100 0C thì không tăng nữa vì cất cách thủy. Cho máy chạy ở nhiệt độ này lâu hơn để nước cũng được tách ra. Khi còn lại một lượng ít, cho vào cốc thuỷ tinh (đã cân khối lượng trên cân phân tích) và cho dung môi bay hơi tự nhiên khoảng 24giờ, sau đó cho vào tủ sấy, sấy ở nhiệt độ 100oC, không nên sấy ở nhiệt độ cao dễ làm bay hơi và làm biến đổi một số chất trong tinh dầu. Sau khi sấy ta cho vào bình hút ẩm, để nguội đến nhiệt độ phòng và đem cân trên cân phân tích, cứ sau 2giờ đem ra cân, cân đến khối lượng không đổi (độ chính xác đến ) thì ngừng. Lúc này ta sẽ xác định được hàm lượng tinh dầu có trong mỗi lần chiết.
4.2. Chiết và tách curcumin
òDụng cụ: như trong tiến trình chiết tinh dầu nghệ ở trên
òHóa chất: etyl axetat (t0s = 770C ), axeton (t0s = 56,5 0 C )
òTiến hành:
Cho vào bình cầu hỗn hợp dung môi axeton + etyl axetat (tỷ lệ axeton: etyl axetat = 6,5:1). Việc lựa chọn dung môi dùng để chiết ở đây khá phức tạp. Vì ta cần dung môi hòa tan được curcumin và hòa tan tạp chất càng ít càng tốt. Do điều kiện có hạn nên tôi sử dụng kết quả lựa chọn dung môi của các tác giả của Viện hóa học các chất màu hữu cơ Việt Nam.
Trong hỗn hợp dung môi, mỗi chất đều có tác dụng riêng. Etyl axetat là dung môi phân cực hòa tan mạnh curcumin nhưng đồng thời cũng hòa tan nhiều chất khác. Còn axeton thì hòa tan hạn chế curcumin và cũng ít hòa tan các chất khác. Hai chất này hỗ trợ cho nhau, làm cho quá trình chiết đạt hiệu quả cao.
Quá trình tiến hành trong các điều kiện khác nhau để khảo sát: thời gian chiết, tỷ lệ rắn/lỏng, tuổi nghệ, lúc này dung dịch ở trên phễu phía trên có màu vàng nhạt, còn dung dịch ở phía dưới bình cầu có màu đỏ sẫm. Dung dịch bắt đầu sôi vào khoảng 600C.
Trong quá trình chiết bằng Soxhlet, nên chú ý đến việc tạo khoảng trống trong bình chiết để dung dịch có thể rút hết xuống dưới sau khi đã đầy lên đến khuỷu, có rút được thì quá trình chiết mới đạt hiệu quả. Trong trường hợp không rút được nên dùng những đoạn thủy tinh ngắn để chèn dưới cũng như xung quanh bọc vải đựng bột nghệ, dung dịch rút khoảng 15’ một lần là được. Sau khi chiết xong, tiến hành tách dung môi bằng dụng cụ tách như trong tách tinh dầu nghệ.
Đặt máy để bắt đầu cất ở 600C, v = 120 vòng / phút và cũng tăng dần nhiệt độ tách đến 1000C cho nước bay hơi. Để cho việc lấy sản phẩm ra khỏi bình cất được dễ dàng thì chỉ nên cất đến khi được chất sền sệt thì dừng không cất nữa. Rót sản phẩm thu được vào cốc có mỏ để nó bay hơi tự nhiên hết phần dung môi còn lại, hoặc có thể sấy trong tủ sấy ở nhiệt độ 100 0C để loại hết hơi nước. Kết thúc quá trình sẽ thu được curcumin thô. Do trong quá trình làm, ở từng bước đều cẩn thận nên curcumin đến đây đã khá tinh khiết.
5. Công dụng và liều dùng của nghệ đen
Nga truật có tác dụng rất tốt cho các bệnh lý về đường tiêu hóa như: Viêm niêm mạc và loét hành tá tràng, ăn uống chậm tiêu, thường đau bụng không rõ nguyên nhân, buồn nôn, ho, kinh nguyệt không đều. Còn dùng làm thuốc bổ dưới dạng thuốc sắc, bột hoặc viên, có thể cho thêm mật ong.
Theo đông y: Nga truật có vị đắng, cay, tính ôn, vào can kinh. Tác dụng hành khí, phá huyết, tiêu tích hóa thực.
Trong Tây y, nga truật có trong đơn thuốc bổ Elixirde longue vie (rượu bổ giúp sống lâu) gồm các vị: Lô hội (nha đam) 25g, long đờm thảo 5g, đại hoàng 2,5g, nga truật 2,5g, phấn hồng hoa (Crocus Sativus) officinalis 2,5g. Các vị trên thái nhỏ, ngâm trong 2.000ml cồn 600 trong vòng 10 ngày. Lọc lấy rượu để uống, mỗi lần từ 2-5ml. Tuy nhiên nếu uống quá nhiều sẽ có tác dụng nhuận tràng. Cấm chỉ định cho người đau viêm dạ dày hành tá tràng, người đã có uống rượu.
Ðơn thuốc Ðông y chữa trẻ con bú sữa bị nôn, trớ ra ngoài: Nga truật 4g, muối ăn 3 hạt (có thể 2 hạt, càng ít càng tốt) sắc chung với sữa, đợi 5-7 phút để hòa tan rồi cho trẻ sơ sinh uống.
Thực tế cho thấy, các bệnh nhân có chẩn đoán đau, viêm loét dạ dày tá tràng hoặc bệnh lý đại tràng mãn thể táo dùng nga truật (nghệ đen) pha với mật ong uống rất tốt. Ngày uống 5-10g (tương đương một thìa cà phê), chia 2 lần sáng tối sau mỗi bữa ăn... Có bệnh nhân đã dùng bột nga truật - mật ong uống kèm 1-2 viên Tetracyclin 500mg để điều trị viêm loét dạ dày hành tá tràng, sau đó chụp phim X-quang dạ dày tá tràng không thấy có ổ đọng thuốc. Hoặc một số bệnh nhân viêm đại tràng mãn thể táo uống bột nga truật với dầu mè đen đã cải thiện chức năng tiêu hóa rất tốt, đi phân có khuôn bình thường, hết táo bón kéo dài.
Liều lượng dùng nga truật cho các bệnh nói trên mỗi ngày từ 4-6g sắc uống, nhưng thường dùng dưới dạng bột nga truật có thêm ít mật ong hoặc dầu mè đen.
Thân rễ còn được dùng chữa: 1. Ung thư cổ tử cung và âm hộ, ung thư da; 2. Đau kinh, bế kinh huyết tích, kinh nguyệt không đều; 3. Khó tiêu, đầy bụng, mửa nước chua; 4. Các vết thâm tím trên da. Rễ củ dùng như Nghệ trắng. Ngày dùng 3-10g dạng thuốc sắc, thuốc bột hay thuốc viên.
Đơn thuốc:
1. Ung thư tử cung: Dùng tinh dầu 10-30ml tiêm tại chỗ ngày 1 lần.
2. Đầy bụng: Nghệ đen, Tam lăng mỗi vị 6g, Lúa mạch 9g, vỏ Quýt 15g, sắc uống.
3. Chữa tích huyết, hành kinh máu đông thành cục, khi thấy kinh đau bụng hoặc rong kinh ra huyết đặc dính, rỉ rỉ: Nghệ đen và Ích mẫu, mỗi vị 15g sắc uống.
4. Chữa bỗng dưng đau bụng do khí lạnh, hoặc thường chợt đau bụng từng cơn (do tích trệ): Nga truật 2 lạng, Mộc hương 1 lạng, tán nhỏ, mỗi lần uống 2 g với nước giấm nhạt (theo Nam dược thần hiệu).
Ứng dụng phổ biến và rộng rãi của cây nghệ đen là dùng trong đông y và tây y: có tác dụng hành khí, phá huyết, chữa đau bụng, đau ngực, ăn uống không tiêu, chữa ho... Thường thường nhân dân ta ăn nghệ trộn với mật ong hoặc uống bột nghệ đen với dầu mè đen đã cải thiện được chức năng tiêu hoá, chống táo bón.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: