Phần danh pháp cần kế thừa tốt các nội dung mà SV đã tiếp cận ở chương trình THPT. Ở đây, GV cần khái quát các quy tắc chung để SV tự nghiên cứu và làm các bài tập áp dụng. Tùy từng ngành học, GV cần cho SV tập trung vào các nội dung gắn liền với thực tiễn ngành học.
Nội dung chính của phần này có thể triển khai như sau:
Cần cho SV biết được trong hóa hữu cơ có sử dụng tên thông thường được đặt theo nguồn gốc , đặc tính, công dụng hoặc đơn giản là do người tìm ra chúng.
Điều quan trọng SV phải nắm được tên chất hữu cơ theo hệ thống danh pháp IUPAC và danh pháp tên gốc – chức hoặc tên thay thế thì cũng đều lấy tên mạch cacbon chính làm xuất phát điểm cho cách gọi tên chất.
Danh pháp thay thế đặt chỉ số ngay trước nhóm chức theo qui định mới của IUPAC và đã có sự nhất quán giữa khái niệm nhóm chức và danh pháp thay thế. Danh pháp này còn được đánh giá là khoa học, hợp lí, đảm bảo tính nhất quán, logic, dễ gọi tên các loại chất hữu cơ từ công thức cấu tạo và ngược lại cũng dễ viết được công thức cấu tạo của chất đi từ tên gọi của chúng. Đây cũng là danh pháp được sử dụng trong giảng dạy ở nhiều nước trên thế giới.
Khi rèn luyện kĩ năng đọc tên chất cần yêu cầu SV thuộc 10 tên mạch cacbon và hiểu được cách phân tích tên hợp chất thành các bộ phận gốc, chức, mạch chính, phần thế mạch chính, phần định chức.
Nói chung, đây là nội dung khá đơn giản đối với SV nên GV cần cho SV thảo luận, kết luận và giải quyết các bài tập thực tế. Đối với các ngành đặc thù như Y, Dược,… trong khối Khoa Học Sức Khỏe, GV cần hướng dẫn SV tên của các chất theo hệ thống danh pháp cho khối ngành.
(còn nữa)
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: