Những nội dung về tương quan
TƯƠNG QUAN
Hệ số tương quan là một chỉ số đo lường của một số loại tương quan, nghĩa là mối liên hệ thống kê giữa hai biến số.[1] Các biến có thể là hai cột của một bộ dữ liệu quan sát đã cho, thường được gọi là mẫu hoặc hai phần của một biến ngẫu nhiên đa biến số có phân phối đã biết trước.
Có một số loại hệ số tương quan, mỗi loại lại có định nghĩa riêng, phạm vi sử dụng và đặc tính riêng. Tất cả đều giả định các giá trị nằm trong phạm vi chạy từ −1 đến +1, trong đó ± 1 biểu thị hai biến số có mối tương quan tuyệt đối có thể và 0 chỉ hai biến số không có liên hệ gì với nhau.[2] Là công cụ phân tích, các hệ số tương quan thể hiện một số vấn đề nhất định, bao gồm khuynh hướng của một số loại yếu tố nhiễu bởi ngoại lai và khả năng được sử dụng tương đối để suy ra mối quan hệ nhân quả giữa các biến số.
Hồi quy
Đây là một phương pháp thống kê mà giá trị kỳ vọng của một hay nhiều biến ngẫu nhiên được dự đoán dựa vào điều kiện của các biến ngẫu nhiên (đã tính toán) khác. Cụ thể, có hồi qui tuyến tính, hồi qui lôgic, hồi qui Poisson và học có giám sát. Phân tích hồi qui không chỉ là trùng khớp đường cong (lựa chọn một đường cong mà vừa khớp nhất với một tập điểm dữ liệu); nó còn phải trùng khớp với một mô hình với các thành phần ngẫu nhiên và xác định (deterministic and stochastic components). Thành phần xác định được gọi là bộ dự đoán (predictor) và thành phần ngẫu nhiên được gọi là phần sai số (error term).
Dạng đơn giản nhất của một mô hình hồi qui chứa một biến phụ thuộc (còn gọi là "biến đầu ra," "biến nội sinh," "biến được thuyết minh", hay "biến-Y") và một biến độc lập đơn (còn gọi là "hệ số," "biến ngoại sinh", "biến thuyết minh", hay "biến-X").
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: