Phần này nhắc lại điều kiện của phép nhân hai ma trận
Hai ma trận nhân được với nhau khi số cột của ma trận trước bằng số hàng của ma trận sau.
Ma trận tích có cấp = số hàng của ma trận trước x số cột của ma trận sau.
Tổng quát: A(mxn)B(nxp) = C(mxp)
Ví dụ: A(2x3).B(3x5) = C(2x5) nhưng B(3x5)A(2x3) không thực hiện được.
C(3x2)D(2x4) = E(3x4) nhưng D(2x4)C(3x2) không thực hiện được.
Trong một số trường hợp, phép nhân có thể thực hiện được khi đổi chỗ hai ma trận nhưng kết quả của ma trận tích sẽ khác nhau.
Cụ thể: A(1x3)B(3x1) = C(1x1) nhưng B(3x1)A(1x3) = D(3x3). Hai ma trận tích C và D khác nhau vì C, D là hai ma trận vuông khác cấp nhau.
Từ phép nhân hai ma trận, ta có phép lũy thừa. Phép lũy thừa trên ma trận chỉ thực hiện được trên ma trận vuông.
A^0 = I
A^1 = A
A^2 = A.A
Tổng quát, ta có A^(n)=A^(n-1).A
Bài tập: cho A là ma trận vuông và f(x). Tính f(A).
Ví dụ: A là ma trận vuông cấp 2 và f(x) = x^2+3x-4. Khi đó f(A) = A^2+3A-4A^0.
Lưu ý rằng A^0 = I2 (ma trận đơn vị cấp 2)
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: