Ở nơi kinh tuyến O đi qua, có 1 vùng đất rất nổi tiếng nằm giữa ba châu lục, đó là Địa Trung Hải, phía Bắc Địa Trung Hải, có 1 bán đảo hình mũi dày đó là nước ITALIA. từ đảo này nhìn ra Địa Trung Hải có hòn đảo lớn nhất Địa Trung Hải. Đó là đảo Sisilia (xixin). Thời Cổ Đại đảo này là 1 quốc gia, nay thuộc công hòa Italia, nơi có ngọn núi lửa nổi tiếng Etna cao tới 3263m và đây cũng là quê hương của tổ chức Mafia.
Trên Đảo có thành Syracuse (xiraca)quê hương của một trong những nhà toán học vĩ đại nhất của mọi thời đại. và chắc chắn là vĩ đại nhất tr
Không biết vô tình hay có ý mà nhà thiên văn Phidi ở thành Xiragquy thuộc đảo Xixin Hi Lạp (mảnh đất của rất nhiều thần thoại thú vị và đa dạng, các bạn hãy tìm và đọc cuốn "thần thoại Hi Lạp sẽ biết rõ").đã dặt cho cậu con trai duy nhất năm 287 tcn cái tên Archimède (nghĩa là nhà phát minh đầu tiên). Điều kỳ diệu là những sáng tạo vĩ đại của Archimède sau này đã hoàn toàn ứng nghiệm với cái tên độc đáo này.
Mặc dù bị thiệt thồi vì mất Mẹ từ bé nhưng lại được người cha nuôi nấng, dạy dỗ chu đáo. Thủa nhỏ,Archimède đã được ông Phidi truyền thụ những hiểu biết về toán học và thiên văn học. Với trí thông minh khác thường và lòng khát khao tìm hiểu những bí ẩn của thế giới xung quanh, khi lớn lên Archimède ko chỉ bó hẹp mình trong những kiến thức mà người cha truyền lại mà còn sẵn sàng một mình vượt biển Địa Trung Hải mênh mông xang tận Alechxăngdri bên Ai Cập để năng cao kiến thức.
Bấy giờ kinh thành Alechxăngdri được coi là ánh sáng trí tuệ thế giới bởi hàng đế Ptoleme đã xây dựng được một thư viện khổng lồ chứa đựng tới 700 ngàn cuốn sách chép tay và quy tụ được những nhà thông thái bậc nhất thời cổ dại. Trong thời gian học tại đền Mudo, một loại viện hàn lâm thời cổ Ai Cập, Archimède đã hấp thu được tinh hoa kiến thức của các bậc tiền bối vĩ đại như Democrit, Oclit.... đồng thời còn kết bạn với nhà tự nhiên học lừng danh Eratosten.
khác với các nhà khoa học ở Alechxăngdri bấy giờ chỉ lưu tâm nhiều dến những vấn đề lí thuyết. Archimède luôn gắn liền giữa lý luận với thực tiễn, đem khoa học phục vụ đời sống.ST
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: