Biến x và y lần lượt đại diện cho số đơn vị được cầu của sản phẩm A và B, tại mức giá p đối với 1 đơn vị sản phẩm A và mức giá q cho 1 đơn vị sản phẩm B. Thông thường, nếu giá sản phẩm A tăng trong khi giá sản phẩm B không đổi, thì cầu A sẽ giảm; nghĩa là , f_p(p, q) <0. Nếu A và B là sản phẩm cạnh tranh, thì cầu sản phẩm B sẽ tăng; nghĩa là, g_p(p, q) > 0. Tương tự, nếu giá của B tăng trong khi giá của A không đổi thì cầu đối với sản phẩm B sẽ giảm; nghĩa là,
g_q(p, q) < 0. Nếu A và B là sản phẩm cạnh tranh, thì cầu A sẽ tăng; nghĩa là , f_q(p, q)> 0. Cách lý giải tương tự đối với các sản phẩm bổ sung, chúng ta chuyển sang phép kiểm tra sau:
Kiểm tra sản phẩm cạnh tranh hay bổ sung nhau
Đạo hàm riêng Sản phẩm A và B
f_q(p, q) > 0 và g_p(p, q) > 0: Cạnh tranh (thay thế nhau)
f_q(p, q) < 0 và g_p(p, q) <0 :Bổ sung
Ví dụ:
Cho phương trình cầu hàng ngày đối với hai
nhãn hiệu coffee A và B tại một siêu thị như sau
x = (p, q) = 200 - 5p + 4q Nhãn hiệu coffee A
y = (p, q) = 300 + 2p - 4q Nhãn hiệu coffee B.
x_q=4>0: Nếu giá coffee B tăng 1 đvtt và giá loại A không đổi thì nhu cầu loại A (x) tăng gần 4 đvsp.
y_p=2>0:Nếu giá coffee A tăng 1 đvtt và giá loại B không đổi thì nhu cầu loại B (y) tăng gần 2 đvsp.
Từ việc xét dấu và ý nghĩa của các đạo hàm riêng ở trên, ta thấy được hai nhãn hiệu coffee ở trên là hai mặt hàng cạnh tranh.