Trong phần này, ta sẽ nhắc lại quy tắc nhân hai ma trận.
Hai ma trận muốn nhân được với nhau thì số cột của ma trận trước phải bằng số hàng của ma trận sau.
Cấp của ma trận tích được xác định bằng số hàng của ma trận trước x số cột của ma trận sau.
Ví dụ: A(3x2).B(2x5)=C(3x5)
A(1x3).B(3x1)=C(1x1)
A(3x1).B(1x3) = C(3x3)
Từ điều kiện của phép nhân hai ma trận, ta thấy rằng không thể thay đổi thứ tự của phép nhân, hay nói cách khác phép nhân hai ma trận không có tính chất giao hoán.
Ví dụ: A(3x2).B(2x5)=C(3x5) nhưng B(2x5) không thể nhân được với A(3x2) vì số cột của B (bằng 5) khác số hàng của A (bằng 3).
Hoặc A(1x3).B(3x1)=C(1x1) và B(3x1).A(1x3) = D(3x3) tuy phép nhân có thể đảo thứ tự nhưng kết quả cho ra hai ma trận tích khác nhau.
Về cách tính phần tử trong ma trận tích.
Với mỗi phần tử trong ma trận tích, ta lấy hàng tương ứng của ma trận trước, cột tương ứng của ma trận sau; trên hàng dịch chuyển từ trái sang phải, trên cột dịch chuyển từ trên xuống dưới; nhân từng cặp phần tử và sau đó cộng các kết quả với nhau.
Ví dụ: muốn tính phần tử ở vị trí 12 của ma trận tích, ta lấy hàng 1 của ma trận trước kết hợp cột 2 của ma trận sau.
muốn tính phần tử ở vị trí 34 của ma trận tích, ta lấy hàng 3 của ma trận trước kết hợp cột 4 của ma trận sau.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: