4.1. Cân bằng hóa học
4.1.1. Phản ứng một 1 chiều và phản ứng thuận nghịch
4.1.1.1. Phản ứng 1 chiều
4.1.1.2. Phản ứng thuận nghịch (phản ứng 2 chiều)
4.1.2. Trạng thái cân bằng hóa học
4.1.3. Hằng số cân bằng
4.1.3.1. Hằng số cân bằng trong hệ đồng thể
4.1.3.2. Hằng số cân bằng trong hệ dị thể
<
4.1. Cân bằng hóa học
4.1.1. Phản ứng một 1 chiều và phản ứng thuận nghịch
4.1.1.1. Phản ứng 1 chiều
Phản ứng một chiều là loại phản ứng mà các chất tham gia phản ứng tác dụng với nhau tạo thành các sản phẩm, còn sản phẩm không tác dụng với nhau để tạo thành các chất ban đầu, nghĩa là phản ứng chỉ xảy ra theo một chiều nhất định (∆G < 0).
2KClO3 → 2KCl + 3O2
4.1.1.2. Phản ứng thuận nghịch (phản ứng 2 chiều)
Phản ứng thuận nghịch là phản ứng xảy ra theo hai chiều ngược nhau trong cùng điều kiện, phản ứng xảy ra không hoàn toàn.
CO2(k) + H2(k) <=> CO(k) + H2O(k)
4.1.2. Trạng thái cân bằng hóa học
Các phản ứng xảy ra theo 2 chiều và khi tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch, phản ứng đạt trạng thái cân bằng. Tại đây, phản ứng thuận lẫn phản ứng nghịch vẫn tiếp tục xảy ra nên cân bằng được gọi là cân bằng động.
Vậy cân bằng hóa học là trạng thái của phản ứng thuận nghịch đạt được khi:
vt = vn (∆Ghệ = 0).
4.1.3. Hằng số cân bằng
4.1.3.1. Hằng số cân bằng trong hệ đồng thể
aA + bB <=> cC + dD
Hằng số cân bằng theo nồng độ mol (KC) :KC= ([C]c.[D]d)/([A]a.[B]b)
Hằng số cân bằng theo áp suất (KP): KP =(PCc.PDd)/(PAa.PBb)
Hằng số cân bằng theo nồng độ mol phần (KN): KN =(NCc.NDd)/(NAa.NBb)
4.1.3.2. Hằng số cân bằng trong hệ dị thể
Đối với phản ứng thuận nghịch bao gồm chất tham gia và tạo thành sau phản ứng không cùng một pha, sẽ dẫn đến một cân bằng dị thể. Trong đó, chất rắn và khí không tan lẫn nhau, nồng độ chất rắn được xem là không đổi nên không có mặt trong phương trình hằng số cân bằng.
Tương tự, các chất lỏng tinh khiết cũng không có mặt trong phương trình hằng số cân bằng.
4.1.3.3. Quan hệ giữa các hằng số cân bằng
KP= KC.(RT)∆n KP= KN.P∆n
4.1.3.4. Mối quan hệ giữa ∆G0 (phản ứng) với K:
∆G0 = -RT.lnK
Trong đó: R = 8,314 J/mol.K
T: nhiệt độ tuyệt đối (K)
4.1.3.5. Dự đoán chiều diễn biến của phản ứng hóa học
Xét phản ứng:
aA(k) + bB(k) <=> cC(k) + dD(k)
Ở thời điểm cân bằng: KC = ([C]c.[D]d)/([A]a.[B]b)
Ở thời điểm bất kì: QC = ([C]c.[D]d)/([A]a.[B]b)bk
QC: thương số phản ứng.
- Nếu QC< KC: Phản ứng diễn ra theo chiều từ trái sang phải để cân bằng mới được thiết lập.
- QC> KC: Phản ứng chủ yếu diễn ra theo chiều từ phải sang trái để cân bằng mới được thiết lập.
- QC= KC: Cân bằng được thiết lập.
4.2. Sự chuyển dịch cân bằng. Nguyên lí chuyển dịch cân bằng Le Chatelier
Như đã nói ở trên, cân bằng hóa học là sự cân bằng động.
Phản ứng tổng quát:
aA + bB <=> cC + dD
Ở trạng thái cân bằng 1 (∆G1 = 0). Nếu thay đổi chỉ một trong các thông số trạng thái (P, T hoặc C,…) thì cân bằng sẽ bị phá vỡ (∆G ≠0), phản ứng sẽ xảy ra theo một chiều (giả sử chiều thuận):
aA + bB → cC + dD
cho đến khi thiết lập được một cân bằng mới 2 (∆G2 = 0) tương ứng với điều kiện mới.
Vậy sự chuyển từ một trạng thái cân bằng này sang một trạng thái cân bằng khác dưới tác động của các yếu tố, điều kiện phản ứng được gọi là sự chuyển dịch cân bằng.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: