Giả sử, ta gửi vào ngân hàng số tiền P trong thời gian t (năm), với lãi suất r (%/năm), tính lãi k kì trong 1 năm thì số dư B nhận được sẽ là bao nhiêu?
Ta biết rằng: số dư = số tiền gốc + tiền lãi = số tiền gốc + số tiền gốc* lãi suất.
Trong đó, do tính lãi theo kì nên lãi suất theo kì sẽ là r/k. Do đó, công thức tính số dư theo kì sẽ là:
B (theo kì) = gốc + gốc* r/k = gốc (1 + r/k).
Nếu 1 năm có k kì tính lãi, việc tính lãi được chia theo từng kì như sau
- sau kì 1 số dư tương ứng là: B1 = P(1 + r/k) --> số dư sau kì 1 trở thành số tiền gốc của kì 2.
- sau kì 2 số dư tương ứng là: B2 = B1(1+ r/k) = P(1 + r/k)^2 --> số dư sau kì 2 trở thành số tiền gốc của kì 3.
- sau kì 3 số dư tương ứng là: B3 = B2(1+ r/k) = P(1 + r/k)^3 --> số dư sau kì 2 trở thành số tiền gốc của kì 4.
....
Tương tự như vậy ta có số dư tương ứng sau 1 năm sẽ là (sau k kì): Bk = P(1 + r/k)^k.
Do đó, số dư tương ứng sau t năm sẽ là : B = P(1 + r/k)^(kt)
Công thức vừa thiết lập trên được gọi là công thức tính lãi kép.
(Giả thiết trong trường hợp lãi suất không thay đổi trong thời gian gửi tiền)
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: