Trong Chương 1 - Bài 4 chúng ta đã tìm hiểu các bài toán xây dựng mô hình hàm số. Một trong các mô hình hàm số đó là hàm cung, cầu theo giá bán và mối quan hệ giữa các đại lượng đó.
Một ứng dụng quan trọng trong kinh tế là quy luật cung cấp - nhu cầu (gọi tắt là quy luật cung-cầu). Giá thị trường p của một sản phẩm nào đó phụ thuộc vào số lượng sản phẩm được sản xuất ra thị trường và số sản phẩm mà người tiêu dùng cần mua.
Khi phân tích thị trường hàng hóa và dịch vụ, các nhà kinh tế sử dụng khái niệm hàm cung và hàm cầu để biểu đạt sự phụ thuộc của lượng cung và lượng cầu của một loại hàng hóa vào giá của hàng hóa đó. Hàm cung và hàm cầu thường có dạng: Q_S=S(p),Q_D=D(p), trong đó p là giá hàng hóa.
Ta gọi hàm cung S(p) (supply) là số lượng sản phẩm mà nhà sản xuất có thể cung cấp cho thị trường, hàm nhu cầu D(p) (demand) là số lượng sản phẩm mà người tiêu dùng cần. Như vậy, có hai trường hợp xảy ra. Nếu số lượng sản phẩm được sản xuất S(p) tăng và nhu cầu mua sản phẩm D(p) của người tiêu dùng giảm thì giá thị trường p của sản phẩm sẽ giảm, và ngược lại, nếu số lượng sản phẩm được sản xuất S(p) giảm và nhu cầu mua sản phẩm D(p) của người tiêu dùng tăng thì giá thị trường p của sản phẩm sẽ giảm. Khi đó, giá trị p làm cho $S(p)=D(p) được gọi là giá cân bằng của sản phẩm (the equilibrium price), và thị trường lúc này cân bằng (market equilibrium).
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: