Điển hình là các tế bào máu thon dài, được ghi nhận đầu tiên vào năm 1910 ở một sinh viên nha khoa trẻ đến từ Grenada, West Indies, tên là Walter Clement Noel. Bốn mươi năm sau, căn nguyên của hiện tượng được xác định khi nhà hóa sinh Linus Pauling và các đồng nghiệp báo cáo rằng có những thay đổi trong cấu trúc của hemoglobin, loại protein mang oxy trong tế bào hồng cầu, làm thay đổi hình dạng của tế bào.
Bảy mươi năm sau phát hiện của Pauling, bệnh hồng cầu hình liềm vẫn chưa được chẩn đoán nhiều ở các nước châu Phi. Việc chẩn đoán sớm có thể tạo điều kiện cứu sống người bệnh. Hơn 300.000 người được sinh ra mỗi năm mắc phải bệnh này và không có kháng sinh hay vaccine để phòng ngừa. Bệnh nhân phải đối mặt với các đau đớn, đột quỵ và nhiễm trùng suốt đời.
Bệnh hồng cầu hình liềm gắn liền với các nước đang phát triển. Các nước đang phát triển chịu áp lực kinh tế đến nỗi không thể đặt bệnh hồng cầu hình liềm lên hàng đầu. Tuy nhiên, trong mười năm qua, việc sàng lọc trẻ sơ sinh đã được chú ý đến, giúp cho bác sĩ có thể can thiệp sớm, giúp bệnh nhân có thể sống lâu hơn.
Hiện nay, liệu pháp gene đang là hướng nghiên cứu có hiệu quả tích cực trong điều trị hồng cầu hình liềm. Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng đang gặp nhiều thách thức về kinh phí và đạo đức trong các thử nghiệm lâm sàng.
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: