Đối với phần này, đa phần các nội dung đều mới đối với SV, GV cần chú trọng rèn luyện cách nhận ra cơ chế theo cơ chất, tác nhân và các giai đoạn của phản ứng. Tập trung vào ứng dụng của nó, để SV dễ dàng nghiên cứu, năm bắt các nội dung này.
Nội dung chính của phần này có thể triển khai như sau:
Cơ chế phản ứng là sự mô tả chi tiết con đường của quá trình chuyển hóa các chất phản ứng thành sản phẩm, bao gồm các giai đoạn phản ứng, các trạng thái chuyển tiếp, trạng thái trung gian của phản ứng.
a. Phản ứng cộng hợp ái điện tử: (AE)
Phản ứng này thường gặp ở những hợp chất chưa no có chứa liên kết bội, chủ yếu là anken và ankin, với tác nhân là những tiểu phân có obital trống ở dạng cation hay phân tử trung hoà.
Phản ứng cộng AE gồm nhiều giai đoạn, quyết định tốc độ chung của phản ứng là giai đoạn cộng tiểu phân mang điện tích dương tạo thành sản phẩm trung gian R+. Trước khi tạo thành R+ có thể tạo thành phức pi giữa C = C với XY.
Ví dụ:
Cơ chế AE vào nối ba nói chung tương tự cơ chế AE vào nối đôi.
Hướng cộng hợp: hướng của phản ứng AE phụ thuộc vào độ bền của cacbocation trung gian tạo thành. Thông thường, nếu phản ứng diễn ra trong dung môi phân cực, cacbocation bền hơn ở vị trí cacbon có bậc cao hơn (Quy tắc Maccopnhicop).
Ví dụ:
b. Phản ứng cộng hợp ái nhân (AN)
Phản ứng này thường gặp ở những hợp chất có chứa liên kết π nghèo điện tử như C=O, C=N với các tác nhân giàu điện tử Y- như OH-, Hal-, CN-, …
Cơ chế phản ứng: là phản ứng lưỡng phân tử, hai giai đoạn, sản phẩm trung gian là một oxanion.
Ví dụ:
(còn nữa)
» Tin mới nhất:
» Các tin khác: